Mạng xã hội bị xem là nguyên nhân chính gây ra các rối loạn tâm lý cho học sinh Mỹ. Ảnh minh hoạ: Dallas Morning News. |
Từ tháng 1/2023, làn sóng kiện tụng xuất phát từ Trường Công lập bang Seattle và nhanh chóng lan nhanh đến các khu học chánh khác tại bang California, Pennsylvania, New Jersey và Florida.
Giữa tháng 3/2023, quận San Mateo (bang California), nơi có 23 khu học chánh lớn, đệ đơn khiếu nại dài 107 trang lên toà án liên bang. Họ cho rằng các công ty truyền thông xã hội đã “sử dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhằm xây dựng các ứng dụng gây nghiện”.
Theo số liệu gần đây từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, tỷ lệ học sinh mắc trầm cảm, có ý định tự sát đang gia tăng đáng kể trên cả nước, Washington Post đưa tin.
Tình trạng nghiêm trọng
Trong hồ sơ kiện tụng, Trường Công lập bang Seattle dẫn lại nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty truyền thông xã hội “xem hệ thần kinh như cờ bạc và thuốc giải trí” nhằm lôi kéo người dùng.
Đó là lý do khiến nhóm đối tượng tham gia khảo sát thừa nhận kiểm tra Snapchat khoảng 30 lần mỗi ngày. Ngoài ra, 20% thanh thiếu niên sử dụng YouTube gần như liên tục.
Nghiên cứu cũng chỉ ra phần lớn học sinh dễ rơi vào trạng thái lo lắng khó kiểm soát, luôn buồn và vô vọng, dẫn đến đánh mất hứng thú thông thường. Tệ hơn, đại diện trường ghi nhận nhiều trường hợp cân nhắc tự tử.
Nhiều học sinh xứ cờ hoa trầm cảm, muốn tự tử dưới tác động của mạng xã hội. Ảnh minh hoạ: GoGuardian. |
Carrie James, nhà nghiên cứu về đời sống kỹ thuật số tại Đại học Sư phạm Harvard, cho biết các vụ kiện phản ánh mức độ nghiêm trọng của vấn đề thông qua góc nhìn của các trường học. Tuy nhiên, cô cũng bày tỏ sự lo lắng về khoản tiền khổng lồ phải bỏ ra để theo đuổi quá trình này đến cùng.
“Đây chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Ngoài kiện tụng, trường học cần áp dụng các phương án can thiệp khác nhau để ổn định tình hình. Quan trọng hơn cả, nhóm công ty chủ quản nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng trên. Tuy nhiên, tôi không chắc các vụ khiếu nại sẽ đủ sức gây áp lực cho họ”, James cho biết.
Khó xử lý triệt để
Trước hàng loạt cáo buộc, các tập đoàn công nghệ bị nhắc tên không bình luận trực tiếp. Song, họ sử dụng văn bản để tuyên bố về ưu tiên an toàn cho thanh thiếu niên, đi kèm các biện pháp để bảo vệ người dùng trẻ tuổi.
Cụ thể, TikTok trích dẫn các tính năng giới hạn độ tuổi, hạn chế nhắn tin trực tiếp và livestream. Ứng dụng cũng công bố Family Pairing, quyền kiểm soát dành cho phụ huynh, nhằm đảm bảo các nội dung mà con họ tiếp cận.
Antigone Davis, người đứng đầu toàn cầu về vấn đề an toàn tại Meta, khẳng định Instagram đang nỗ lực cải thiện tình hình. Ảnh: CNN. |
Bên cạnh đó, một số đường dây tư vấn ngăn ngừa tự tử và rối loạn ăn uống cũng có thể được đính trực tiếp vào nền tảng.
Meta, công ty sở hữu Instagram, cho biết có sẵn hơn 30 công cụ hỗ trợ thanh thiếu niên và gia đình: công nghệ xác minh độ tuổi, thông báo yêu cầu nghỉ giải lao và các tính năng cho phép cha mẹ giới hạn thời gian trên Instagram.
“Chúng tôi không cho phép nội dung khuyến khích tự tử, tự làm hại bản thân hoặc rối loạn ăn uống. Ngay khi phát hiện, đội ngũ kiểm duyệt đã xoá hoặc ẩn 99% bài viết độc hại, trước khi để chúng tiếp cận người dùng khác hoặc bị báo cáo về nền tảng”, Antigone Davis, người đứng đầu toàn cầu về an toàn tại Meta, phát biểu.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, Nancy Magee, Giám đốc học khu quận San Mateo, khẳng định đã có nhiều vụ bắt nạt rất nghiêm trọng liên quan đến mạng xã hội.
Đại diện TikTok khẳng định đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cho người dùng nhằm ngăn chặn các vấn đề rối loạn tâm lý. Ảnh minh hoạ: Bloomberg. |
Một số bài đăng thậm chí mang nội dung gần như không chấp nhận được, khiến công ty chủ quản phải tự động gỡ bỏ. Các nạn nhân buộc phải nghỉ học tạm thời để thoát khỏi nguồn đe doạ.
Ngoài ra, bà còn nhắc đến những hành vi tiêu cực, chạy theo trào lưu trên TikTok, chẳng hạn “thử thách Devious Licks”. Học sinh trên cả nước cố tình lấy trộm hộp đựng xà phòng, làm ngập hoặc đập vỡ gương trong nhà vệ sinh. Điều này không chỉ phá hoại tài sản công mà còn có nguy cơ gây thương tích cho nhóm thực hiện.
“Các công ty truyền thông xã hội tạo ra nền tảng nhưng dường như không lường được tác hại của chúng. Cứ như vậy, hệ thống trường học hứng trọn những ảnh hưởng tồi tệ. Chúng ta cần nguồn lực về con người và công cụ để hỗ trợ học sinh, sinh viên thoát khỏi tình trạng này”, Magee nói.
Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.