Theo Hindustan Times, bạn có thể nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết khi sốt cao kèm theo bất kỳ triệu chứng nào như đau đầu dữ dội, đau sau mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, nôn, sưng hạch hoặc phát ban. Bệnh sốt xuất huyết có thể khá khó lường, vì vậy, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng để ngăn ngừa bệnh tiến triển và biến chứng.
Sau 3-7 ngày khởi phát ngay khi hạ sốt, một số bệnh nhân có thể đột ngột giảm các triệu chứng và phát triển thành sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết nặng là biến chứng có thể gây tử vong do huyết tương bị rò rỉ, tích tụ chất lỏng, suy hô hấp, chảy máu nghiêm trọng hoặc suy cơ quan.
Bác sĩ Ajay Agarwal, Giám đốc Bệnh viện Fortis, Noida (Ấn Độ), cho biết một số dấu hiệu và triệu chứng quan trọng nhất định mà mọi người phải nhận biết, được gọi là "dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng" để nhập viện sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Chúng bao gồm nôn mửa nhiều lần, chảy máu từ các vị trí khác nhau như nướu răng, tăng lượng kinh nguyệt, nước tiểu có màu đỏ, máu trong chất nôn…
“Bệnh nhân sốt xuất huyết bị đau và khó chịu dai dẳng ở bụng, khó thở, không thể đi tiểu, chóng mặt, lạnh chi, đánh trống ngực, lú lẫn, co giật và độ bão hòa oxy thấp cũng cần phải nhập viện nhanh chóng”, ông Agarwal khuyến cáo.
Ngoài những trường hợp có các triệu chứng trên cần nhanh chóng nhập viện, một số nhóm người có nguy cơ cao cần được theo dõi chặt chẽ về các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.
"Những trường hợp này bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người béo phì và người mắc các bệnh như bệnh tan mạch vành, thiếu men G6PD, thalassemia, loét dạ dày tá tràng, hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD và tăng huyết áp lâu năm, suy giảm miễn dịch...”, bác sĩ Agarwal cho biết.
Chuyên gia này cũng chia sẻ những người dùng steroid, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu cũng cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian bị sốt xuất huyết.
Trong khi đó, tiến sĩ Saniya Wasim Shaikh, chuyên gia Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Masina (Ấn Độ) giải thích ba giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết nặng:
- Giai đoạn 1: Sốt. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng bao gồm sốt, đau cơ, đau khớp, đau sau đầu, đỏ mắt, buồn nôn, nôn mửa. Bệnh nhân có thể có xu hướng chảy máu nhẹ và nó kéo dài 2-7 ngày.
- Giai đoạn 2: Nguy kịch. Sốt giảm và có thể tích tụ chất lỏng trong các khoang cơ thể do tổn thương các mạch máu. Không nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Giai đoạn này bắt đầu vào ngày thứ 4 của bệnh và có thể kéo dài đến ngày thứ 7 hoặc 8.
- Giai đoạn 3: Hồi phục. Bắt đầu 48 giờ sau giai đoạn nguy kịch và tình trạng chung của bệnh nhân được cải thiện. Bệnh nhân giảm phát ban và cải thiện các xét nghiệm máu.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.