Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường không cho ghi âm, chụp ảnh giảng viên khi chưa được đồng ý

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, quy định việc không ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, viên chức, người lao động khi chưa được cho phép.

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, vừa đưa ra bộ quy tắc ứng xử "Người Nhân văn". Ảnh: Hcmussh.

Quy định này nằm trong Bộ quy tắc ứng xử Người Nhân văn mới được trường ban hành hôm 7/12. Bộ quy tắc này được áp dụng cho người học, viên chức, người lao động trong quá trình làm việc, học tập, rèn luyện tại trường cũng như trên không gian mạng và ở nơi cư trú.

Bộ quy tắc ứng xử “Người Nhân văn”

Quy định không ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, viên chức, người lao động khi chưa được đồng ý nằm trong phần ứng xử trong quá trình làm việc, học tập, rèn luyện tại trường.

Ngoài ra, ở phần này, trường cũng đưa ra quy định cụ thể về nhiều việc như tự giác, tự học, tích cực chủ động trong học tập, cải tiến, đổi mới, sáng tạo, hợp tác trong các hoạt động giáo dục, hòa nhã, cởi mở, lịch thiệp với khách đến trường, tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ, không giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, thông tin trong nghiên cứu khoa học…

Ở quy định về trang phục, tác phong nơi làm việc, học tập, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn quy định trang phục kín đáo, lịch sự, phù hợp, đeo thẻ tên khi đến trường, không cho mượn hay mượn thẻ người khác, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, bạn bè, không gây mất trật tự, không uống rượu, bia…

Trường cũng quy định về việc ứng xử trên không gian mạng như tuân thủ pháp luật, khai thác, sử dụng mạng văn minh, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, không phát tán thông tin giả, không quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép…

Ở phần này, trường Nhân văn còn yêu cầu người học, viên chức, người lao động không sử dụng logo, tên trường, địa chỉ, điện thoại, thư điện tử có tên miền chính thức của trường, các đơn vị thuộc, trực thuộc trường vì mục đích riêng và khi chưa có văn bản đồng ý cho phép sử dụng từ trường.

Bên cạnh đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM quy định về ứng xử ở nơi cư trú và có riêng phần quy định dành cho người học và đối với viên chức, người lao động. Độc giả xem thêm tạiđây.

Nguoi Nhan van anh 1

Một số sinh viên cho rằng việc không cho ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, viên chức, người lao động khi chưa được đồng ý có thể gây bất tiện cho quá trình học tập, tác nghiệp, cộng tác với báo chí. Ảnh: Hcmussh.

Băn khoăn về tính thuận tiện trong học tập, tác nghiệp

Theo trường Nhân văn, bộ quy tắc này nhằm mục đích điều chỉnh ứng xử của người học, viên chức, người lao động phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng văn hóa công sở, văn hóa học đường, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh…

Đây cũng là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá việc chấp hành quy tắc ứng xử của người học, viên chức, người lao động, là căn cứ xem xét đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật…

Trường nêu rõ người thực hiện tốt sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định. Ngược lại, người vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và nhà trường.

Sau khi công bố, bộ quy tắc được đông đảo sinh viên ủng hộ. Q.H., một sinh viên ở trường, đánh giá bộ quy tắc ứng xử khá hợp lý và tạo điều kiện để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và nhân văn.

“Đây không những là những quy định để xây dựng một ‘người Nhân văn’ văn minh mà còn là cách để sinh viên, giảng viên... điều chỉnh, xây dựng những giá trị tốt đẹp của con người”, nam sinh nói.

Tuy nhiên, cũng như một số sinh viên khác, Q.H. cho rằng quy định không ghi âm, ghi hình, chụp ảnh người học, viên chức, người lao động khi chưa được đồng ý có phần gây bất tiện.

H. không phủ nhận quyền riêng tư cá nhân là quyền quan trọng của con người, cần phải đảm bảo và không được phép xâm phạm nếu chưa được sự đồng ý của đối phương.

Tuy nhiên, trong môi trường học tập, theo H., nhiều sinh viên thường ghi âm, ghi hình, chụp ảnh lại các bài giảng được giảng viên hướng dẫn trên lớp để về nhà có thể xem lại và hiểu bài hơn.

“Đây cũng là một cách học hiệu quả. Thế nhưng, giờ hành vi này đã trở thành một quy định không được cho phép khi chưa xin phép. Em thấy khá bất tiện trong việc học tập”, nam sinh trăn trở.

Đặc biệt, từ thực tế của một sinh viên báo chí, H. chia sẻ quy định trên khiến em và các bạn gặp bất tiện trong công tác lấy tin ở những sự kiện lớn (ghi hình sự kiện, phỏng vấn chung có thể vô tình quay trúng sinh viên, giảng viên, viên chức trong trường...). Nếu chưa được sự đồng ý của giảng viên, viên chức, người lao động, các em khó có thể thực hiện được tin bài.

Nam sinh hiểu trước khi ban hành bộ quy tắc, thầy cô và trường đã cân nhắc rất nhiều trường hợp nhưng em hy vọng quy định về việc ghi âm, ghi hình, chụp ảnh nên chia ra thành nhiều trường hợp để sinh viên thực hiện theo, đảm bảo việc giữ gìn môi trường lành mạnh nhưng không ảnh hưởng đến học tập hay thực hành cộng tác báo chí, truyền thông.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Điều kỳ lạ ở ngôi trường con gái Elon Musk từng theo học

Trường Crossroads, nơi con gái Elon Musk từng theo học, không yêu cầu học sinh thi cuối kỳ. Học sinh cũng không cần học lớp nâng cao để chuẩn bị vào đại học.

Hà Linh

Bạn có thể quan tâm