Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường quay 'Võ Mỵ Nương truyền kỳ' đẹp thế nào?

Kể từ khi phim về Võ Tắc Thiên gây bão, số lượng khách tới thăm các công trình như Mai viên, Tam Quốc thành, Thủy hử thành, v.v… trong trường quay Vô Tích tăng gấp 5 lần.


Khu vực Thủy hử thành trong phim trường Vô Tích. Ảnh: Baike

Bộ phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” đã cung cấp cho khán giả một cái nhìn hoàn toàn mới và độc đáo về Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Bên cạnh đề tài hấp dẫn, dàn diễn viên đẹp và diễn xuất tốt, bộ phim còn hấp dẫn bởi bối cảnh quay hoành tráng và đẹp mắt.

Trong ảnh là khu vực Thủy hử thành trong phim trường Vô Tích. Ảnh: Baike

Quần thể của trường quay Vô Tích nhìn từ trên cao. Ảnh: Sina
“Võ Mỵ Nương truyền kỳ” khởi quay từ cuối năm 2013, thời gian quay diễn ra trong 8 tháng. Trong bốn tháng đầu bộ phim chủ yếu lấy bối cảnh từ trường quay Vô Tích thuộc tỉnh Giang Tô. Trên đây là trường quay Vô Tích nhìn từ trên cao. Ảnh: Sina

 

Cảnh đẹp kỳ thú ở những địa danh trong truyện Kim Dung

Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý đẹp kỳ ảo, còn Đào Hoa đảo là trường quay của "Anh hùng xạ điêu" và "Thiên long bát bộ".

Khung cảnh của Tam Quốc thành. Ảnh: Baike
Trường quay Vô Tích với khung cảnh non nước hữu tình là lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất phim cổ trang.
Vô Tích được xây dựng từ năm 1987, quanh phạm vi rộng lớn của Thái Hồ - một trong năm hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất Trung Quốc. Với một lịch sử hình thành hơn 70.000 năm, Thái Hồ đã đi sâu vào trong sử sách của người dân Trung Hoa và là đề tài của rất nhiều câu chuyện thần thoại với nhân vật kì bí. Thái Hồ rộng lớn mênh mông, với hơn 90 hòn đảo lơn nhỏ, trong đó có các đảo nổi tiếng như đảo Đầu Rùa, đảo Thần Tiên, đảo Tam Sơn. Ảnh: Baike

 

Một cảnh trong Thủy Hử thành. Ảnh: Ifeng
Trường quay Vô Tích được xây dựng giống như một quần thể gồm một phim trường chính và 10 phim trường phụ bài trí ở các khu vực khác nhau, nhằm tái hiện lại một cách chân thực cuộc sống của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Như đời Hán có cung điện Ngô Vương, Hán đỉnh, v.v…; đời Đường có Ngự hoa viên, hồ Thanh Hoa; đời Tống có chùa Đại tướng quốc, Thủy trại Lương Sơn Bạc; Tứ hợp viện Bắc Kinh, phố xưa Thượng Hải v.v… Trên đây là một khung cảnh trong Thủy Hử thành. Ảnh: Ifeng
 
ab
Khi quay tại phim trường Vô Tích, nhóm sản xuất  chủ yếu lấy bối cảnh trong xưởng chế tác phim, ngoại cảnh được lấy từ Tam Quốc Thành, Đường thành, Mai viên, v.v… là các phim trường phụ trong khuôn viên lớn. Ngoài những kiến trúc cung đình nhân tạo bài trí đẹp mắt, phong cảnh tự nhiên tuyệt tác của Vô Tích cũng được toát lên trong mỗi cảnh quay. Đặc biệt trong thời gian quay “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”, khu vực Mai viên là nơi trồng hơn 5000 gốc mai quý đang vào mùa hoa nở rộ khiến cho bối cảnh phim càng trở nên thơ mộng.

 

Võ Mỵ Nương cưỡi ngựa trong Thủy Hử thành. Ảnh: Sina

Trường quay Vô Tích cũng là địa điểm được lựa chọn để quay các bộ phim dã sử rất thành công như: Thủy hử, Tam Quốc diễn nghĩa , Dương Quý Phi, Tiếu ngạo giang hồ, Địch Nhân Kiệt, Anh hùng xạ điêu…

 

Vẻ đẹp như tranh ở núi Nga Mi, Võ Đang

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như tranh vẽ.

Đỗ Vũ

Bạn có thể quan tâm