Câu 1. Trường THPT nào ra đời sớm nhất nước ta?
Trường THPT Lê Quý Đôn ở TP.HCM ra đời sớm nhất nước ta. Trường được thành lập vào năm 1874, đến nay đã có 143 năm tuổi. |
Câu 2: Trường THPT nào được thành lập sớm nhất ở Hà Nội?
Lịch sử của trường THPT Việt Đức có từ năm 1897. Sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), trường được đặt tên là Phổ thông cấp 2 - 3 Hà Nội. Đến năm 1970, trường tách thành PTTH Việt Đức (học buổi sáng) và PTTH Lý Thường Kiệt (học buổi chiều). Năm 1977, 2 ngôi trường trên sáp nhập thành THPT Việt Đức ngày nay. |
Câu 3: Trường THPT nào được thành lập sớm nhất ở miền Trung?
Trường THPT chuyên Quốc Học được thành lập vào năm 1896 theo chỉ thị của vua Thành Thái và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định. Đây chính là ngôi trường lâu nhất ở miền Trung.
|
Câu 4. Danh nhân nào của nước ta từng học tại trường Quốc học Huế?
Trường Quốc học Huế là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cả 3 danh nhân trên đều từng học tại đây, bên cạnh những nhà lãnh đạo kiệt xuất. |
Câu 5. Nằm ngay cạnh trường Quốc học Huế có một ngôi trường mang tên nữ anh hùng nổi tiếng?
THPT Hai Bà Trưng là ngôi trường cổ kính thứ hai ở Huế sau Quốc học Huế, được thành lập năm 1917. Ban đầu, trường mang tên Đồng Khánh. Khi đất nước thống nhất, trường có tên cấp III Trưng Trắc. Năm 1981, trường đổi tên thành trTHPT Hai Bà Trưng, tên gọi này được sử dụng cho tới nay.
|
Câu 6. Trường nào được thành lập sớm nhất tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
Được thành lập vào tháng 3/1879, THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) là trường phổ thông ra đời sớm nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến nay, trường đã 138 năm tuổi.
|
Câu 7. Trường Dục Thanh (Phan Thiết) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nước - được thành lập năm nào?
Dục Thanh là ngôi trường tư tiến bộ ở Phan Thiết, do những người yêu nước sáng lập năm 1907. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, Bác Hồ từng dạy học tại đây.
|
Câu 8. Tại trường Dục Thanh, Bác Hồ dạy môn học nào?
Trong thời gian tại Phan Thiết, Bác dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn. Ngoài ra, Bác còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Bác còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh.
|