Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ chuyện 500 giáo viên có thể mất việc ở Đắk Lắk đến đào tạo sư phạm

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, không thể từ câu chuyện 500 giáo viên có thể bị mất việc ở Đắk Lắk mà cho rằng sinh viên ngành sư phạm không có việc làm.

Sẽ có điểm sàn riêng cho ngành sư phạm Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - nói về điểm chuẩn ngành sư phạm.

Trao đổi với báo chí bên lề "Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp năm 2018", diễn ra ngày 11/3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - chia sẻ về tuyển sinh ngành sư phạm.

- Kỳ thi THPT quốc gia sắp đến gần. Câu chuyện 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc gây xôn xao dư luận. Học sinh sắp thi vào sư phạm lo ngại khó xin việc, nghề này có nhiều rủi ro?

- Thông tin giáo viên bị thôi việc ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk có thể đúng với một địa phương cụ thể về mặt kỹ thuật là khi hết thời gian hợp đồng rồi nhưng vẫn không xin được chỉ tiêu biên chế.

Chúng ta hãy có cái nhìn tổng thể chứ không nên từ một địa phương có tình trạng đó mà suy ra toàn quốc đều như vậy, hay vội quy kết mọi sinh viên sư phạm đều ra trường không có việc làm.

dao tao nganh su pham anh 1
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên. 

- Nhưng thực tế, sinh viên sư phạm nhiều năm nay thất nghiệp với con số rất đông. Bộ GD&ĐT có động thái gì để đảm bảo đầu ra cho sinh viên sư phạm?

- Chúng ta cần hiểu rằng đầu ra liên quan nhiều ngành cấp khác như địa phương đầu tư cho trường mình quản lý như thế nào, chính sách biên chế viên chức đến đâu, việc tuyển dụng…

Năm nay, chúng tôi sẽ cùng với các bộ, ban ngành khảo sát nhu cầu sử dụng giảng viên của địa phương, tổng hợp thành nhu cầu toàn quốc trong khoảng 6 năm tới. Điều này để xác định khi các em thi vào năm nay sẽ biết 4 năm sau ra trường nhu cầu tuyển dụng lao động như thế nào.

Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được khống chế bằng hoặc thấp hơn nhu cầu tuyển dụng để đảm bảo các em ra trường có tỷ lệ việc làm cao hơn. Những em ra trường chưa có việc làm vẫn có cơ hội để tuyển dụng.

Khi chỉ tiêu tuyển sinh đã căn cứ nhu cầu sử dụng lao động có nghĩa tỷ lệ việc làm sau khi học đảm bảo hơn. Đây cũng là yếu tố thu hút sinh viên giỏi vào trường sư phạm.

Học lực giỏi mới được xét tuyển vào ngành sư phạm

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh 2018, có nhiều sự thay đổi về ưu tiên khu vực, làm tròn điểm, siết chặt tuyển sinh sư phạm.

- Khi khả năng xin việc đã khó, năm nay, tất cả trường đều không có điểm sàn, riêng chỉ có ngành sư phạm. Điều này có gây khó khăn trong tuyển sinh của các trường không?

- Chúng ta nói các trường không có điểm sàn là không đúng mà cần hiểu các trường có đặt ngưỡng điểm đầu vào riêng cho mình. Với trường sư phạm, điểm ngưỡng đầu vào mọi năm cũng chỉ là tối thiểu. Năm nay, trường sư phạm sẽ có mức điểm chung vì chất lượng người thầy có sự quan tâm hơn và mặt bằng sư phạm nên cao hơn so với các ngành nghề khác.

Bạn đọc có câu hỏi về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 cần tư vấn, có thế gửi tới địa chỉ email: Giaoduc@Zing.vn.

Điểm chuẩn vào ngành sư phạm là một trong những quy định đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo của ngành. Điều này có thể số lượng trúng tuyển, đăng ký xét tuyển sẽ ít đi nhưng chúng tôi cũng không sợ thiếu nhân lực.

Những năm qua, nhân lực cho ngành sư phạm đã khá dồi dào. Trong quá trình tham khảo ý kiến các trường, ngành thiên về năng khiếu như: Sư phạm Kỹ thuật, Sư phạm nghệ thuật hay Thể dục thể thao…, có thể ngưỡng đảm bảo chất lượng về môn văn hóa sẽ phải điều chỉnh.

- Bộ GD&ĐT đang làm gì để nâng cao chất lượng ngành sư phạm nói chung?

- Ngoài việc chúng tôi khảo sát thị trường lao động để có định hướng đào tạo cho các ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT đang cùng các trường sư phạm khảo sát thông tin để quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm.

Bộ sẽ dự định về quy mô đào tạo ngành sư phạm trong những năm tới trên cơ sở dự tính về dân số, nhu cầu đào tạo.

6 lưu ý về tuyển sinh năm 2018 trong dự thảo của Bộ GD&ĐT Hạ khung điểm ưu tiên, điểm thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, thí sinh đoạt giải mỹ thuật được ưu tiên... nằm trong dự thảo tuyển sinh năm 2018 vừa được Bộ GD&ĐT công bố.

Vì sao Bộ GD&ĐT giảm 50% điểm ưu tiên khu vực khi thi THPT quốc gia?

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, khi vùng miền cần ưu tiên có sự phát triển nhất định, không chênh lệch so với cả nước thì lúc đó điểm ưu tiên sẽ thay đổi.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm