Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Tự làm vườn bằng đồ dùng tái chế trong giãn cách

Tận dụng những ly nhựa, vỏ chai, lon sữa cũ,... trong nhà, nhiều gia đình đã tái chế lại thành đồ dùng cho khu vườn nhỏ của mình.

Tận dụng những ly nhựa, vỏ chai, lon sữa cũ,... trong nhà, nhiều gia đình đã tái chế lại thành đồ dùng cho khu vườn nhỏ của mình.

Những món đồ cũ như: ly nhựa, vỏ chai, lon sữa, móc áo,... tưởng chừng đã hết công năng nhưng được nhiều gia đình ở TP.HCM tận dụng để làm đồ trang trí và chăm sóc cho khu vườn.

Cách làm những món đồ tái chế này rất đơn giản, không tốn nhiều kinh phí, bạn gần như có thể tự làm tại nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.


Trồng vườn rau xanh ở ban công từ đồ gia dụng cũ

NGỌC KIM - KINH DOANH

cham soc cay,  do tai che anh 1cham soc cay,  do tai che anh 2

Sau khi có nhà riêng, tôi và chồng đã tiến hành sửa sang lại ban công để có khu vực trồng rau. Diện tích khu vườn chỉ tầm 3 m2 nên vợ chồng tôi tự tay làm: tôi lên ý tưởng thiết kế còn chồng lắp đặt đồ dùng.

Ban đầu, tôi chỉ thử sức với chậu rau thủy canh nhỏ trồng trong những ly nhựa đã qua sử dụng. Sau một thời gian, nhận thấy rau phát triển tốt nên tôi chuyển sang trồng thêm trong thùng xốp.

Không cần tốn tiền mua chậu, vườn rau nhỏ của tôi vẫn rất xanh tươi. Để vườn rau đa dạng hơn, tôi trồng thêm các loại cây leo như mướp, bí hồ lô,...

Vẫn theo cách làm cũ, tận dụng lại đồ gia dụng cụ có sẵn trong nhà, chồng tôi đã tự làm một giàn leo cho cây theo các bước:

  • Bước 1: Làm khung bằng gỗ dưới đáy cho vừa với vỉ nhựa rồi gắn vỉ nhựa lên (Nếu không dùng vỉ nhựa có thể dùng miếng gỗ).
  • Bước 2: Gắn 2 cây gỗ đứng (Cao khoảng 1m2) và cố định lại bằng kê góc chữ L hoặc đóng thêm 1 thanh gỗ xéo nối với khung đáy.
  • Bước 3: Gắn thêm những thanh gỗ ngang để cố định trên 2 thanh đứng, vừa làm điểm tựa để cây leo lên.
  • Bước 4: Sơn phủ để chống nước, chống mục gỗ.

Vườn rau của tôi bây giờ có rất nhiều loại như: rau cải, xà lách, rau thơm, bí,... và còn có một số loại cây ăn trái khác: ổi, chanh, nho,...

Cách chăm sóc của tôi cũng rất đơn giản, ngoài việc tưới và thay nước đều đặn, tôi trộn thêm đất với tro, trấu sơ dừa và ủ phân từ rác thải nhà bếp.

Nhờ việc tái chế lại các món đồ cũ, gia đình tôi có thể ăn rau sạch mỗi ngày.

_____


Trang trí khu vườn từ vật dụng không dùng đến

QUYÊN QUYÊN - SOCIAL MEDIA

cham soc cay,  do tai che anh 5cham soc cay,  do tai che anh 6

Gia đình tôi đang sinh sống tại một căn hộ chung cư nên diện tích ban công không quá lớn. Thời gian này ở nhà nhiều, tôi mong muốn gia đình sẽ có một không gian sống xanh nên quyết định sẽ trồng cây ở khu vực này.

Để hạn chế việc xả thải đồ nhựa ra môi trường, tôi tìm cách tái sử dụng lại chúng cho khu vườn của mình.

Tôi bắt đầu trang trí những chai thủy tinh cũ, ly nhựa đã qua sử dụng,... để làm chậu trồng cây. Tuy chỉ là đồ tái chế nhưng chúng có độ bền cao và rất phù hợp với những loại cây trong khu vườn nhỏ của tôi.

Để các con cùng chơi đùa trong thời gian ở nhà, tôi cũng dạy chúng cách tận dụng lại vỏ trứng để trồng hành hay trang trí lại những lon sữa cũ để có thêm chậu trồng cây với các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch các lon sữa và lau khô hai mặt. Bạn có thể đục thêm các lỗ nhỏ bên dưới để cây thoát nước dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Sử dụng sơn đa năng để làm lớp sơn phủ.
  • Bước 3: Trang trí các họa tiết mình thích bằng màu nước.

Bên cạnh đó, để cây trồng có thêm dinh dưỡng, tôi sử dụng thêm thiết bị tái chế rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ cho cây.

Việc chăm sóc khu vườn nhỏ tuy đơn giản nhưng nhờ đó, tôi có thể tận dụng lại được các món đồ không còn dùng đến và hạn chế được việc xả thải ra môi trường.

Vân Khanh

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm