Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuổi 14, thiếu nữ Mông Cổ săn sói và chụp ảnh selfie với đại bàng

Ở phía tây Mông Cổ, săn thú cùng đại bàng là phần quan trọng của văn hóa địa phương và là cách để các thanh niên trong thời đại công nghệ kết nối với thế hệ lớn tuổi.

san soi o Mong Co anh 1
Zamanbol, 14 tuổi, là một thợ săn đại bàng. Vào cuối tuần, cô bé thường cưỡi ngựa vào sâu trong những ngọn núi phủ tuyết và săn thú hoang với con đại bàng đã được huấn luyện. Zamanbol thừa hưởng con chim quý giá từ người ông quá cố.
san soi o Mong Co anh 2
Là dân du mục người Kazakhstan ở vùng Altai của Mông Cổ, Zamanbol thuộc thế hệ thanh niên du mục đang tiếp nối các phong tục hàng thế kỷ của tổ tiên khi tìm về cội nguồn và thế giới hoang dã giữa xã hội bị biến đổi bởi công nghệ.
san soi o Mong Co anh 3
Các thợ săn trẻ tới Lễ hội Đại bàng Vàng bằng ôtô hoặc ngựa. Nghề săn đại bàng được truyền từ đời này sang đời khác. Ông của Zamanbol đã dạy cô tất cả những gì mình biết về việc săn bắn bằng đại bàng từ cách gọi con chim trên bầu trời hay cách thì thầm với nó thật nhẹ nhàng khi nó đậu trên cánh tay.
san soi o Mong Co anh 4
Bazarbai Dinismal, 4 tuổi, được người thân hướng dẫn đi săn tại lễ hội. Chim ưng cũng được sử dụng trong cuộc đi săn. Các thợ săn được học nghề từ nhỏ. Việc huấn luyện chim bắt đầu ngay sau khi con đại bàng bị bắt khỏi tổ trên vách đá cheo leo.
san soi o Mong Co anh 5
Các thợ săn đại bàng diễu hành trước khi bắt đầu lễ hội. Việc tập hợp các thợ săn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng vì nhiều người là dân du mục nay đây mai đó, một số không có điện thoại hay địa chỉ thường trú.
san soi o Mong Co anh 6
Cuộc thi năm nay có 120 thợ săn đại bàng tham gia. Từ đỉnh núi, đại bàng được thả ra trong khi các thợ săn chờ đợi trên lưng ngựa trong đấu trường được dựng dưới chân núi. Lễ hội là dịp để các du khách nước ngoài theo dõi phong tục độc đáo này.
san soi o Mong Co anh 7
Mối quan hệ giữa thợ săn và đại bàng rất gần gũi và kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ. Thợ săn thường ngân nga và hát cho đại bàng quen với giọng của mình. Đại bàng cái, lớn hơn và khỏe hơn con đực, được sử dụng phần lớn trong săn bắn. Khi đạt đến 6,8 kg, đại bàng sẽ được đi săn cùng chủ trên lưng ngựa. Khi tới vùng núi, chúng được thả ra để tìm kiếm con mồi, điển hình là cáo và thỏ. Tuy nhiên, sói mới là phần thưởng thực sự cho các thợ săn liều lĩnh.
san soi o Mong Co anh 8
Huanjol, một thợ săn đại bàng người Kazakhstan, thi đấu tại lễ hội năm nay. Anh coi đại bàng như con mình. Săn đại bàng gần như đã biến mất trong thế kỷ trước. Nó được người Altai Kazakhstan lưu giữ ở phía tây Mông Cổ tại tỉnh Bayan-Olgii, nơi có ít nhất 400 người dân tộc Kazakhstan đã chính thức đăng ký làm thợ săn đại bàng.
san soi o Mong Co anh 9
Bức ảnh ông Matei của Zamanbol. Zamanbol thường đi săn cùng bạn và chụp ảnh selfie với đại bàng để đăng lên Facebook. Giới trẻ Altai Kazakhstan quen thuộc với điện thoại thông minh và chụp ảnh như da sói hay đại bàng. Trong khi công nghệ mở rộng khoảng cách giữa các thế hệ, việc săn đại bàng đã trở thành cầu nối kết nối giới trẻ Kazakhstan với thế hệ lớn tuổi.
san soi o Mong Co anh 10
Đối với Zamanbol, đại bàng là hiện thân của ông bà, dù con đại bàng mà cô đang dùng để đi săn không phải là con chim mà ông cô đã tặng. Sau thời gian đồng hành cùng thợ săn, những con đại bàng sẽ được thả về tự nhiên. Nhiều thợ săn cảm thấy vừa tiếc nuối vừa mãn nguyện khi chứng kiến bạn đồng hành rời khỏi cánh tay mình trong chuyến đi cuối cùng.
Mang đại bàng đi săn sói ở Mông Cổ Ở tỉnh Bayan Olgii, phía tây của Mông Cổ, truyền thống huấn luyện và mang đại bàng đi săn đã kéo dài hàng nghìn năm và vẫn được duy trì đến ngày nay.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ khó giữ bản sắc

Cuộc sống hiện đại cùng nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái của chính phủ Mông Cổ đang khiến tộc người chăn tuần lộc Dukha lạc hướng trong cố gắng duy trì truyền thống dân tộc.

Hậu duệ Thành Cát Tư Hãn qua lời kể của chàng trai Việt

Độc giả Nguyễn Văn Quỳnh (27 tuổi), sống tại Ulaanbaatar, Mông Cổ, chia sẻ với Zing.vn về cuộc sống của anh cũng như nhiều người Việt khác trên quê hương của Thành Cát Tư Hãn.

Tuyết Mai (theo New York Times)

Bạn có thể quan tâm