Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuổi trẻ trả giá

Câu chuyện đứa con gái giỏi giang, có bạn trai tốt nghiệp đại học, đã dẫn về nhà mấy lần tự nhiên “đứt gánh” làm ai cũng bất ngờ.

Hai đứa từ quê lên Sài Gòn học đại học. 4 năm ròng rã, từ ngày đi tìm thuê nhà trọ, rồi chuyện lo ăn uống sinh hoạt đi lại, bao nhiêu khó khăn vượt qua hết. Dân thành phố lớn họ “đón ý” nhanh lắm nên không có gì khó đến nỗi không vượt qua.

Chẳng hạn, ở trường có căn-tin bán rẻ nhất có thể. Ngoài đường trước cổng trường cũng bán với giá rẻ không kém. Chẳng biết các doanh nhân lập nghiệp thành đại gia tuyên bố những câu mạnh miệng kiểu “không có gì là không thể” đã làm được những gì giỏi giang lúc hàn vi, chứ các bác, các cô bán hàng ăn vặt ngoài cổng trường mới chính là tài năng thứ thiệt.

Sự khác biệt giữa trẻ nhà giàu và nhà nghèo

Những đứa trẻ giàu sợ mình nghèo đi, còn các đứa trẻ khó khăn sợ phải nhìn thấy đám người có tiền.

Ví dụ ngay, đố ông đại gia nào bán được cái bánh tráng nướng như thế này: Bánh trải ra trên lò than riu riu, quệt một lớp thịt xay, đập thêm hai trái trứng cút, hành ngò, cuốn lại nóng giòn. Tài năng ở đây không phải là biết cách nướng bánh, mà là làm sao nhiều thứ đầy đủ ngon lành như thế lại chỉ có giá 10.000 đồng?

Nếu tăng giá lên chút xíu, sinh viên sẽ chê đắt, không mua. Thế mới gọi là tài năng, khách chỉ có ít tiền, ít nhất có thể mà vẫn phục vụ được để có khách hàng, ăn vào số đông mới có lãi. Đó, thấy người thành phố họ giỏi chưa?

Rồi nhà trọ, rồi quần áo hàng chợ, đồ “sida”, tuổi trẻ vẫn mặc đẹp đúng mốt. Tức là với đồng tiền ít ỏi có được nhờ xin gia đình hoặc làm thêm nhọc nhằn, họ vẫn tồn tại trong thành phố có bao nhiêu người giàu có, xe sang, chương trình truyền hình thực tế mơ ước đổi đời.

Thành người đô thị, đi xin việc, thử việc khắp nơi, nhảy việc liên miên, cắn răng làm người sai vặt. Dù rằng có bằng đại học hẳn hoi, xin vào làm linh tinh như bán hàng qua điện thoại, quản trị trang web, trang fanpage, làm PG, MC… bao nhiêu nghề mới lạ.

Có bằng đại học nhưng chỉ được nhận vào thử việc lương “bèo”. Làm truyền thông chỉ đi viết tin cháy nhà, cướp giết hiếp, miễn là cứ bám vào được một công ty, tờ báo, cơ quan hay cửa hàng tư nhân… Cái gì có thu nhập để sống là chấp nhận hết. Chấp nhận cả làm “nạn nhân của đô thị” sống nhếch nhác, không có gì bảo đảm ngày mai…

Thế nên, cái “thằng trời đánh” yêu con gái bà chịu không nổi nhịp sống kinh khủng của đô thị, đã bỏ con bà để… về quê. Rồi sẽ lấy vợ ở quê, chưa biết sẽ sống thế nào.

Bộ “thằng ấy” tưởng về quê là sướng lắm sao? Quê làm gì có việc? Ở đó có cả đám thanh niên quê chỉ biết đi làm thuê làm mướn, thợ hồ. Khi hết việc lại tụ vào nhậu cóc ổi xoài cũng được, hoặc đánh bài. Con gái quê nhìn thấy cảnh lấy chồng quê vài năm có con nghèo đói nhếch nhác thì không lấy trai quê nữa. Rủ nhau đi xuất khẩu lao động, đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… tìm cơ hội đổi đời.

Đó, ở quê cũng chắc gì, vậy mà “cái thằng đó” bỏ cả con gái bà, bỏ chạy khỏi đô thị, chưa biết đời sẽ ra sao, chỉ biết chắc là đã làm con gái bà buồn khổ.

Tuổi trẻ lập nghiệp ở đâu cũng trả giá quá đắt…

Những ám ảnh kinh điển của đời học sinh

Đi học muộn, ngồi bàn đầu, bị điểm kém... luôn là những nỗi ám ảnh ai cũng từng trải qua một lần trong đời khi đến trường.

http://www.doanhnhansaigon.vn/doi-thuong/tuoi-tre-tra-gia/1088977/

Theo Quảng Yên/Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Bạn có thể quan tâm