Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tương lai mờ mịt của hàng trăm nghệ sĩ hàng đầu Kpop

SM Entertainment là một trong những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc. Tuy nhiên, tương lai của các nghệ sĩ tại đây như Red Velvet, aespa, NCT... đang trở nên mờ mịt.

Theo SBS Entertainment, số cổ phần SM mà HYBE nắm giữ tới chiều 6/3 đã tăng lên tổng cộng 19,43%, bao gồm 14,8% được mua lại từ cựu CEO Lee Soo Man, 0,98% cổ phần của Galaxia SM và phần còn lại của cựu giám đốc sản xuất Lee (3,65%).

Theo Korea JoongAng Daily, các nghệ sĩ của SM Entertainment chẳng hạn NCT, aespa, Red Velvet… và người hâm mộ của họ đang bị lợi dụng như tấm lá chắn trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát giữa lãnh đạo công ty với tập đoàn HYBE.

Tương lai các nghệ sĩ bị phớt lờ

Truyền thông Hàn Quốc nhận định SM vốn là một trong những công ty giải trí lớn nhất ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, mọi thứ dần thay đổi khi nội bộ công ty chia rẽ. Người sáng lập công ty là Lee Soo Man và các cổ đông, giám đốc điều hành hiện tại của SM nảy sinh mâu thuẫn rồi trở thành hai phe đối lập.

Sự việc bắt nguồn từ đầu tháng 2, khi hội đồng quản trị của SM Entertainment lần đầu thông báo bán cổ phiếu cho Kakao. Sau đó người sáng lập công ty Lee Soo Man đáp trả bằng cách bán cổ phần của ông cho HYBE - tập đoàn quản lý BTS. Hiện, cả hai bên để nắm được quyền điều hành công ty đều cố thuyết phục cổ đông thiểu số bỏ phiếu ủng hộ họ. Và để làm được điều đó, hai bên đều tuyên bố họ hướng tới lợi ích tốt nhất của nghệ sĩ, người hâm mộ và cổ đông.

HYBE và SM Entertainment đều khẳng định sẽ loại bỏ phương pháp kinh doanh cũ và đảm bảo tăng lợi nhuận cho cổ đông, sự sáng tạo cho nghệ sĩ và nội dung cho người hâm mộ. Nhưng Korea JoongAng Daily nhận định điều quan trọng là ai trong số HYBE hay lãnh đạo hiện tại của SM có thể mang lại kết quả tốt nhất.

“Dường như các công ty chỉ sử dụng nghệ sĩ và người hâm mộ như một lá chắn”, nhà phê bình nhạc pop Kim Do Heon cho biết. Vừa qua, các nhà phê bình văn hóa và học giả tổ chức cuộc tranh luận “Cách nhìn nhận cuộc chiến quản lý của SM Entertainment”, được tổ chức tại Đại học Quốc gia Seoul ở phía nam Seoul.

“Đúng là các nghệ sĩ và người hâm mộ không có tiếng nói trong khía cạnh kinh doanh. Người hâm mộ có thể làm gì khi công ty quản lý mới có quyền quyết định. Tuy nhiên, các công ty đang tiếp tục phớt lờ tương lai của ngành công nghiệp Kpop và người hâm mộ. Họ quên mất người hâm mộ không chỉ là người tiêu dùng. Họ là chìa khóa thành công của Kpop”, ông Kim Do Heon nhận định.

SM anh 1

SM là công ty quản lý của NCT Dream cùng nhiều nhóm nhạc nổi tiếng như SNSD, EXO, Red Velvet...

Người hâm mộ đã bày tỏ sự thất vọng trước việc HYBE mua cổ phiếu của SM trên các diễn đàn trực tuyến và một nửa số nhân viên của SM Entertainment phản ứng tương tự. Tuy nhiên, đến lúc này, người hâm mộ, nhân viên hay đáng chú ý nhất là các nghệ sĩ vẫn chưa có cơ hội bày tỏ quan điểm thông qua các kênh chính thức.

“Cuộc tranh cãi hiện tại làm tổn thương các nghệ sĩ và thực tập sinh. Nếu họ quan trọng như vậy, tại sao không ai trong số hai bên (PV: lãnh đạo hiện tại của SM và HYBE) hỏi ý kiến ​​của họ trước khi mọi chuyện xảy ra? Lý do rất nhiều người đang bối rối và suy sụp là họ không được chia sẻ thông tin trước khi nó bùng nổ trên mạng xã hội”, chuyên gia nhận định.

HYBE sử dụng sự nổi tiếng toàn cầu to lớn của nhóm nhạc nam BTS để chiếm thế thượng phong trong cuộc tranh chấp. Tập đoàn này tuyên bố nếu được tiếp quản SM sẽ giúp các nghệ sĩ của công ty này tăng cường sức ảnh hưởng ở nước ngoài và xây dựng doanh nghiệp sở hữu trí tuệ (IP) phái sinh.

Các doanh nghiệp IP phái sinh sản xuất và bán nội dung thứ cấp dựa trên IP chính - nghệ sĩ, âm nhạc và buổi biểu diễn của họ - chẳng hạn video, webtoons, trò chơi và hàng hóa có liên quan.

Nhưng những kế hoạch kiếm tiền từ IP phái sinh như vậy sẽ không hiệu quả nếu người hâm mộ cảm thấy mệt mỏi với cuộc chiến và quyết định rời bỏ SM Entertainment hoàn toàn, theo Lee Jee Heng, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Giới và Ảnh hưởng tại Đại học Dong-A.

“Sở hữu trí tuệ phái sinh không hoạt động nếu không có một cộng đồng người hâm mộ mạnh mẽ”, chuyên gia nhấn mạnh.

Nhân viên SM không có tiếng nói

Một trong những vấn đề gây lo ngại nhất chính là tính độc quyền nếu HYBE tiếp quản SM. Thêm vào đó, Korea JoongAng Daily nhận định không chỉ nghệ sĩ, người hâm mộ mà nhân viên của SM cũng đang không có tiếng nói.

Nhà phê bình Kim nói: “Nếu HYBE quyết định thay đổi phong cách của SM Entertainment, đó sẽ là tổn thất của họ vì sự đa dạng của Kpop chỉ phát huy tác dụng nếu bạn tôn trọng sự độc đáo của từng nhãn hiệu”.

Ngoài ra, chuyên gia chỉ ra SM Entertainment hiện không có liên đoàn lao động để lên tiếng thay nhân viên trong công ty. Đây là một trong những công ty lâu đời nhất và lớn nhất ở Kpop, nhưng chỉ một mình người sáng lập có quyền lực chi phối với toàn bộ công ty.

SM Entertainment được thành lập vào năm 1995 bởi Lee Soo Man, YG Entertainment bởi Yang Hyun Suk vào năm 1996, JYP Entertainment bởi Park Jin Young năm 1997 và HYBE - trước đó được gọi là Big Hit Entertainment - bởi Bang Si Hyuk năm 2005.

Tất cả đều là những người sáng lập kiêm chỉ đạo âm nhạc và lên ý tưởng cho các nghệ sĩ tại công ty của họ. Do đó, mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc trực thuộc công ty đều mang phong cách riêng biệt so với công ty khác.

SM anh 2

aespa vừa ra mắt và chưa có chỗ đứng vững chắc nhưng đã gặp sóng gió vì cuộc chiến của công ty quản lý.

Nhà phê bình Seo Jeong Min Gap nói: “Tuyên bố từ nhân viên SM Entertainment đã làm tan nát trái tim tôi. Lee Soo Man có lỗi hay không thì việc các nhân viên chỉ có thể lên tiếng thông qua mạng xã hội cho thấy không có công đoàn nào đại diện cho tiếng nói của họ ở SM. Thực tế trần trụi của ngành công nghiệp giải trí, nơi quyền của người lao động không được bảo vệ, đã được đưa ra ánh sáng sau vụ việc của SM”.

Theo Giáo sư Lee Dong Yeun tại Khoa Lý luận Nghệ thuật Truyền thống Hàn Quốc tại Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc, cho dù công ty nào chiến thắng, kết quả cuối cùng của cuộc chiến sẽ đánh dấu một thời khắc lịch sử của Kpop.

“Kết quả sẽ thay đổi cục diện Kpop hơn bao giờ hết. Kpop đã tồn tại được 30 năm và đây sẽ là thời điểm quan trọng nhất. Cuộc chiến này làm sáng tỏ những vấn đề thiết yếu như sự thay đổi thế hệ của những người sáng lập công ty Kpop và sự độc quyền về nội dung”, giáo sư nhận định.

Tức, thế hệ những người sáng lập công ty giải trí đầu tiên đang dần bị thay đổi, mở đầu là Lee Soo Man. Ngoài ra, nếu HYBE tiếp quản SM, tính đa dạng của Kpop có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc

Những nốt nhạc tỉnh thức ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của El Sistema để truyền cảm hứng cho mọi người. Shout! The Beatles: Hơi thở thời đại của thế kỷ 20 viết về ban nhạc The Beatles từ những ngày đầu mơ mộng, đến đỉnh cao của vinh quang; giai đoạn thoái trào với nhiều thông tin, sự kiện thú vị.

Wham! - George & tôi: Hồi kí, Nhạc cổ điển: Những mảnh ghép sắc màu, Beethoven - Bản nhạc đam mê là những cuốn sách dành cho độc giả yêu âm nhạc tìm hiểu về những nhóm nhạc nổi tiếng thế giới cũng như có thêm góc nhìn mới mẻ, gần gũi về nền âm nhạc cổ điển.

Đế chế hùng mạnh nhất Kpop dần sụp đổ

SM đang trải qua cuộc tranh chấp lớn về quyền quản lý. Các nghệ sĩ thuộc công ty rơi vào cảnh lao đao, mất phương hướng.

Nam diễn viên Nhật Bản vướng bê bối ép bạn gái phá thai

Nobuyuki Suzuki bị chỉ trích vì từ chối yêu đương nghiêm túc với cô gái ngoài 20 tuổi, khiến người này có bầu và sau đó ép phá thai.

Jennie (BlackPink) bị thương ở mặt

Jennie cho biết cô bị thương khi tập thể dục. Nữ ca sĩ có vài vết sẹo trên mặt, phải dán băng y tế.

Minh Hạo

Bạn có thể quan tâm