Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tượng nàng tiên cá lộ mông gây tranh cãi ở Italy

Bức tượng tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi khi nhiều người cho rằng nàng tiên cá không nên có bộ ngực quá lớn, cũng không có cả mông người lẫn đuôi cá.

Bức tượng nàng tiên cá gây tranh cãi vì có cả mông người và đuôi cá. Ảnh: The Monopoli Times.

Bức tượng "Nàng tiên cá" được tạo ra bởi trường trung học nghệ thuật IISS Luigi Russo (miền Nam Italy) như một cách tôn vinh Rita Levi-Montalcini, cố thượng nghị sĩ người nước này, cũng là người đoạt giải Nobel, theo tờ Monopoli Times.

Tuy nhiên, bức tượng đã gây nên những tranh cãi gay gắt, khi nhiều người nhận xét nàng tiên cá có "bộ ngực silicon" và có những chi tiết "khó hiểu" như lộ mông.

"Mọi cuộc tranh luận về Nàng tiên cá đều được hoan nghênh, miễn nó liên quan đến những vấn đề như quyền tự do thể hiện nghệ thuật, hoặc tàn dư về cách nhìn cổ xưa liên quan đến cơ thể phụ nữ (hoặc nam giới)", Adolfo Marciano, hiệu trưởng trường trung học nghệ thuật IISS Luigi Russo, nói với Fox News Digital.

Tiziana Schiavarelli, một diễn viên, nói rằng cư dân địa phương đã đúng khi bày tỏ "một số sự khó hiểu" về bức tượng.

"Nó trông giống như một nàng tiên cá với bộ ngực bằng silicon, và trên hết là vòng một khổng lồ chưa từng thấy đối với nhân vật này. Ít nhất đó không phải thứ tôi từng biết trước đây", Schiavarelli nói, theo The Guardian.

Nhiều người cảm thấy khó hiểu khi một nàng tiên cá có cả mông người và đuôi cá.

Một số dân mạng khác bình luận rằng bức tượng gợi cảm trên không đáng ngạc nhiên, thậm chí bất ngờ vì mọi người phải tranh cãi, bởi có rất nhiều tác phẩm khỏa thân khác trên khắp Italy.

Những tấm hình chụp bức tượng đã gây chú ý trên mạng xã hội, khiến nhiều người tập trung tranh luận về một "sinh vật hư cấu". Một số ý kiến cho rằng tác phẩm này đang "đặt ra tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế cho các nàng tiên cá ở khắp mọi nơi".

Một bình luận mỉa mai cuộc tranh cãi: "Vâng, nàng tiên cá là có thật! Và chúng ta biết chắc là trông nó sẽ phải như thế nào".

Bên cạnh tạo hình, bức tượng còn gây tranh cãi về vị trí trưng bày. Từ cuối tháng 4, cư dân địa phương và phần lớn người dân Italy đã tranh luận liệu bức tượng nàng tiên cá có đường cong uốn lượn có phải là một tác phẩm nghệ thuật thích hợp hay không do nó nằm gần công viên của quảng trường.

Theo đó, bức tượng nằm gần một công viên trò chơi dành cho trẻ em mới được xây dựng.

Vào năm 2016, một bức tượng nàng tiên cá nóng bỏng khác, được đặt ở Cape Cod (Mỹ) cũng bị chê bai và nhận những phàn nàn tương tự.

Người đàn ông bị gãy cổ khi nhảy bungee để ăn mừng ly hôn

Tai nạn khiến Rafael dos Santos Tosta (22 tuổi, Brazil) bị gãy cổ, đốt sống lưng, bị thương ở mặt. Sau 3 tháng, anh vẫn còn ám ảnh về tinh thần.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm