Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tưởng niệm 203 năm ngày vua Gia Long băng hà

Lễ giỗ vua Gia Long diễn ra theo đúng nghi thức của triều Nguyễn xưa với hương án, đội lễ nhạc.

Lễ dâng hương tại Thế tổ miếu. Ảnh: TTBTDT.

Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa phối hợp với UBND TP Huế (Thừa Thiên - Huế) thực hiện việc tổ chức lễ húy kỵ 203 năm ngày mất Hoàng đế Gia Long vào ngày 10/1.

Đây là lần thứ hai lễ tổ chức tại quần thể lăng Thiên Thọ với sự tham gia của các vị trưởng làng có công xây dựng Kinh thành Huế xưa. Buổi lễ được tổ chức ở quần thể lăng Thiên Thọ (xã Hương Thọ, TP Huế), nơi yên nghỉ của vua Gia Long.

Lễ giỗ diễn ra theo đúng nghi thức của triều Nguyễn xưa với hương án, đội lễ nhạc, dưới sự chủ trì của ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Hoàng đế Gia Long tên húy là Nguyễn Phúc Ánh. Gia Long là niên hiệu và được sử dụng trong suốt 18 năm nhà vua trị vì. Không chỉ sáng lập nên triều Nguyễn, vua Gia Long còn có công lao và vai trò quan trọng trong việc thống nhất lãnh thổ của đất nước sau 250 năm bị chia cắt. Ông mất ngày 3/2/1820, nhằm ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão.

Vua Gia Long anh 1

Lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích cùng con cháu dòng họ nhà Nguyễn tại lễ dâng hương. Ảnh: TTBTDT.

Không chỉ lập nên triều đại mới, đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam, trong thời gian trên ngai vàng, vua Gia long đã ổn định, phục hồi nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước sau thời gian dài chiến tranh, loạn lạc.

Hoàng đế Gia Long cũng là người quy hoạch, xây dựng Kinh đô Huế và hệ thống thành trấn trong cả nước, quan tâm xây dựng quân đội hùng mạnh, củng cố, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với nhiều đảo, quần đảo ở biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có vị thế hùng cường ở Đông Nam Á.

Cùng với lễ dâng hương tại Thiên Thọ lăng và Lễ hiệp kỵ vua Gia Long và vua Hàm Nghi tại Thế Tổ miếu cũng được cử hành lễ với sự tham gia của Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam, tập đoàn Khang Thông - nhà thờ vua Gia Long ở Long An, đền thờ Vua Gia Long ở Phú Quốc và đông đảo bà con Nam Bộ tham dự.

63 tỉnh thành trong nước chứa đựng vô số điểm đến đa dạng về văn hóa, độc đáo về lịch sử. Zing giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về hành trình khám phá Việt Nam.

> Xem thêm: Tủ sách du lịch Việt Nam

Cá mập nhảy giống cá heo ở New Zealand

Một du khách đi xem cá voi ở Auckland, New Zealand đã bắt được khoảnh khắc một con cá mập "biểu diễn" màn nhảy trên mặt nước như cá heo.

Ăn côn trùng góp phần bảo vệ Trái Đất

Được biết đến như thực phẩm giàu protein và có lượng khí thải carbon tương đối thấp, côn trùng là món ăn yêu thích của nhiều người châu Á.

Trung Quốc chưa sẵn sàng đón khách quốc tế

Quốc gia tỷ dân này vẫn chưa thật sự trải thảm đỏ đón khách du lịch.

Điền Quang

Bạn có thể quan tâm