1. Tượng Oscar thường được đưa trở lại nhà máy R.S. Owens & Co. ở Chicago để sửa chữa hư hại, từ các vết xước, bị mẻ cho đến... mất đầu.
"Có lần chúng tôi từng nhận lại một tượng Oscar gần như bị nung chảy" - nhà thiết kế Joseph Petree của R.S. Owens & Co. cho biết.
2. Do tình trạng thiếu kim loại xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ 2, tượng Oscar được làm bằng thạch cao quét sơn vàng. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, những người từng nhận tượng thạch cao đã được đổi lại bằng một bức tượng Oscar kim loại như nguyên bản.
Oscar trong khuôn đúc. |
3. Từ năm 1950 có quy định bất kỳ ai được nhận tượng Oscar mà muốn bán, phải bán lại cho Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật phim ảnh với giá... 1 USD. Khi một người thừa kế của Mike Todd cố gắng bán bức tượng Oscar mà nhà sản xuất này giành được với bộ phim Around the World in 80 Days năm 1989, Viện Hàn lâm đã ngăn chặn thành công.
Với những người chiến thắng trước năm 1950 và không chịu sự ràng buộc của quy định, họ vẫn có thể rao bán phần thưởng của mình trên eBay.
Năm 2011, bức tượng mà Orson Welles giành được ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho bộ phim Citizen Kane (1941) đã bán đấu giá thành công với số tiền thu về là 861.542 USD.
4. Mỗi năm, R.S. Owens sản xuất khoảng 50 bức tượng cho lễ trao giải. Tuy nhiên, vì những quy định ràng buộc rắc rối và tính thất thường của sự kiện, không bao giờ có con số chính xác về số bức tượng Oscar cần thiết cho mỗi năm. Những bức tượng còn thừa sẽ được lưu trữ tại Viện Hàn lâm và sử dụng trong lễ trao giải tiếp theo.
5. Mỗi tượng Oscar đều có số serie độc nhất được chạm ở mặt trước và mặt sau tấm phim dưới chân bức tượng.
Oscar là hình một hiệp sĩ đang cầm gươm, đứng trên tấm phim có 5 khe, tượng trưng cho 5 nhánh ban đầu của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật phim ảnh là diễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất và kỹ thuật. |