Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Tỷ lệ nhiễm nCoV ở Hà Nội cao gần bằng TP.HCM trong tuần qua

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, cả TP.HCM và Hà Nội đều còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết triệt để, từ đó giúp F0 được chăm sóc tốt nhất, giảm tỷ lệ tử vong.

ty le nhiem nCoV o ha noi va tp.chm anh 1

Theo thông tin từ Bộ Y tế, dịch Covid-19 hiện lan rộng hầu hết địa phương trên cả nước so với giai đoạn chỉ tập trung ở Đông Nam bộ như hồi tháng 8, tháng 9.

Đáng chú ý, tại khu vực phía Bắc, Hà Nội đang gia tăng nhanh tổng số ca mắc trong ngày, bao gồm cả sàng lọc cộng đồng và khu cách ly, vùng phong tỏa. Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm ở 2 thành phố lớn nhất cả nước cũng có xu hướng cao tương đương nhau.

Số ca nhiễm ở Hà Nội tiếp tục tăng cao

Số ca nhiễm trung bình trong một tuần ngày qua tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng cao tương đương nhau. Tổng số ca mắc mới trong 7 ngày qua ở Hà Nội (từ 14/12 đến 20/12) là 7.080. Con số này gần tương đương so với TP.HCM là 7.196.


TP.HCMHà Nội

Số ca mắc mới trong tuần từ ngày 7/12 đến 13/12

8.6915.120

Số ca mắc mới trong tuần từ 14/12 đến 20/12

7.1967.080
Dân số 9.001.6338.367.300
Tỷ lệ F0/100.000 dân/tuần(8.691+7.196) / (2 x 9.001.633) x 100.000 = 88,2(5.120+7.080) / (2 x 8.367.300) x 100.000 = 72,9

Tỷ lệ nhiễm/100.000 dân/tuần ở Hà Nội hiện thấp hơn so với TP.HCM. Tuy nhiên, với diễn biến đồ thị số ca nhiễm hiện nay, khả năng tỷ lệ nhiễm nCoV ở 2 thành phố nhất cả nước sẽ tương đương nhau.

Điểm khác nhau là đồ thị số ca nhiễm ở TP.HCM có chiều hướng đi xuống sau giai đoạn đỉnh điểm vào tháng 8, 9. Đồ thị số ca nhiễm ở Hà Nội lại đang đi lên rất nhanh.


TP.HCM Hà Nội
Cấp độ dịch Cấp thành phố Cấp độ 2 - vùng vàng - nguy cơ trung bình Cấp độ 2 - vùng vàng - nguy cơ trung bình
Cấp quận, huyện, thị xã

- Cấp độ 1: 10

- Cấp độ 2: 11

- Cấp độ 3: 1

- Cấp độ 4: 0

- Cấp độ 1: 4

- Cấp độ 2: 24

- Cấp độ 3: 2

- Cấp độ 4: 0

Cấp xã, phường

- Cấp độ 1: 147

- Cấp độ 2: 148

- Cấp độ 3: 17

- Cấp độ 4: 0

- Cấp độ 1: 422

- Cấp độ 2: 132

- Cấp độ 3: 25

- Cấp độ 4: 0

Độ phủ vaccineNgười trên 18 tuổi tiêm ít nhất 1 liều vaccine 100% 94,3%
Tỷ lệ người trên 50 tuổi tiêm đủ liều vaccine 100% 94,1%
Số F0 đang điều trị Theo dõi tại nhà 52.880 người cách ly tại nhà, chiếm 80,2% tổng số ca F0. 5.061 người được theo dõi tại nhà, chiếm 35,3% tổng số ca F0.
Tại khu cách ly 2.547 người ở khu cách ly địa phương và của doanh nghiệp 4.436 người ở khu cách ly tập trung
Tại cơ sở y tế 10.463 ca tại bệnh viện tầng 2, 3, chiếm tỷ lệ 15,9% tổng số ca F0. 4.836 ca tại cơ sở y tế, chiếm tỷ lệ 33,7% tổng số ca F0.
Số bệnh nhân nặng 3.446 ca nặng hỗ trợ hô hấp và thở máy xâm lấn, chiếm tỷ lệ 5,2% tổng số ca F0.180 người (thở oxy gọng, mask, HFNC và thở máy không xâm lấn), chiếm khoảng hơn 1,2% tổng số ca F0.
Số ca tử vong cộng dồn 19.438 ca 85 ca
Bảng so sánh cấp độ dịch và tình hình điều trị Covid-19 tại Hà Nội và TP.HCM. Các số liệu điều trị cập nhật đến ngày 20/12.

Hiện 2 thành phố đều tích cực triển khai giải pháp phòng, chống dịch, tăng cường hệ thống điều trị và tiêm vaccine cho người nguy cơ cao.

Vấn đề của y tế Hà Nội

Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng cả TP.HCM và Hà Nội đều còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết triệt để.

Theo PGS Hùng, Hà Nội đã triển khai cách ly tại nhà với F0 nhưng phân loại người bệnh Covid-19 chưa nhất quán. Từ các quy định chưa nhất quán này khiến cả nhân viên y tế tại địa phương lẫn người dân gặp nhiều lúng túng.

"Hà Nội triển khai cách ly tại nhà còn chậm, nhưng lại tập trung nhiều vào việc đưa F0 điều trị tại bệnh viện, trạm y tế lưu động. Trong khi đó, có những F0 rất khỏe mạnh, vốn không cần phải tập trung chăm sóc mà có thể tự cách ly tại nhà", PGS chia sẻ.

ty le nhiem nCoV o ha noi va tp.chm anh 2

Nhân viên làm việc tại Trạm Y tế phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội, tất bật với số ca nhiễm tăng cao. Ảnh: Hải Nam.

Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng cho rằng Hà Nội cần thực hiện theo sự đồng thuận mới của Bộ Y tế là công nhận kết quả dương tính bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Trong bối cảnh số ca mắc tăng cao, việc chờ đợi kết quả rRT-PCR sẽ khiến thời gian chăm sóc, cấp phát thuốc và theo dõi F0 không kịp thời. Từ đó dễ bỏ sót những trường hợp có nguy cơ diễn biến nặng.

"Hiện nay có tình trạng người dân xét nghiệm dương tính nhưng không biết ở nhà hay đi cách ly tập trung, khi nào được đưa đi cách ly. Thậm chí, có người chờ 2,3 ngày để được cách ly, có người thì sau khi điều trị âm tính lại bất ngờ được gọi đi cách ly", ông chia sẻ thêm.


Chuyên gia này nhấn mạnh Hà Nội cần nhìn nhận lại những điểm hạn chế trong đợt dịch vừa qua ở TP.HCM, từ đó xác định giải pháp phù hợp, tốt nhất cho người bệnh Covid-19.

"Không cần thiết tập trung lo cho những người có thể tự chăm sóc họ được, bởi số lượng này có đến 80% F0 không triệu chứng. Ngành y tế chỉ nên tập trung chăm sóc 20% bệnh nhân có triệu chứng, nguy cơ chuyển biến nặng. Những trạm y tế chỉ 5-10 nhân viên thì không thể chăm sóc, điều trị hết được cho gần trăm F0", PGS Nguyễn Việt Hùng nói.

Về giải pháp, chuyên gia này cho rằng ngành y tế Hà Nội cần ban hành quy định nhất quán, rõ ràng về điều kiện cách ly tại nhà, khi nào đi cách ly tập trung, khi nào được cấp túi thuốc, ai được cấp thuốc kháng virus... để giúp người dân lẫn F0 có sự chủ động khi bị nhiễm.

Thứ 2, y tế địa phương, từ trạm y tế đến trạm y tế lưu động chỉ nên tập trung hướng dẫn, theo dõi, quản lý F0 bị bệnh nhẹ, cung cấp thuốc. Khi có trường hợp F0 diễn biến nặng phải cấp cứu, thì trạm y tế hỗ trợ thở oxy, cơ cấp cứu ban đầu, sau đó đưa F0 đến bệnh viện tuyến trên điều trị.

Còn các vấn đề về tư vấn, hỗ trợ F0 thì nên có hệ thống chăm sóc, điều trị từ xa từ mạng lưới thầy thuốc, chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn sẵn sàng tình nguyện.

ty le nhiem nCoV o ha noi va tp.chm anh 3

Nhân viên trạm y tế ở Hà Nội gọi điện thoại cho F1 ra điểm hẹn để đưa đến điểm cách ly tập trung. Ảnh: Hải Nam.

"Ngay cả bệnh viện dã chiến còn gặp nhiều khó khăn khi quản lý, chăm sóc F0 thì với trạm y tế phường, trạm y tế lưu động, đây sẽ là gánh nặng rất lớn", chuyên gia nói.

Từ các vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng nhận định vấn đề của ngành y tế Hà Nội là tổ chức tốt cách ly tại nhà. Giai đoạn này, số ca nặng và tử vong ở thành phố này không cao bởi hầu hết người dân đã được tiêm vaccine, kể cả người nguy cơ cao. Tuy nhiên, y tế cơ sở quá tải, F0 mệt mỏi, lúng túng là vấn đề cấp thiết cần giải quyết.


TP.HCM cần tập trung giảm tỷ lệ F0 tử vong

Tương tự Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng TP.HCM nên chú trọng quan tâm tuyên truyền cho người dân và khuyến cáo cần thiết cho F0 tự điều trị tại nhà, mặc dù vấn đề điều trị F0 tại nhà vốn quen thuộc tại thành phố này.

"Nên lắng nghe F0 cần gì, hướng dẫn họ cách phòng chống lây nhiễm cho gia đình ra sao, theo dõi tình trạng bệnh tật, hướng dẫn uống thuốc, liều lượng ra sao, tác dụng phụ là gì, cách nghỉ ngơi, ăn uống và nâng cao thể trạng, khi nào cần thông báo cơ quan y tế, F0 có được cấp thuốc kháng virus sớm hay không... là những vấn đề mà F0 chưa thật sự được quan tâm", ông chia sẻ.

ty le nhiem nCoV o ha noi va tp.chm anh 4

F0 nặng, nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo PGS Hùng, vấn đề F0 chuyển nặng nhưng chậm trễ chuyển viện hiện không còn lặp lại ở TP.HCM. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao, tập trung nhiều ở nhóm chưa tiêm vaccine là có bệnh nền là vấn đề cấp thiết mà ngành y tế thành phố này cần giải quyết.

"14.816 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vaccine được phát hiện ở TP.HCM trong vòng 10 ngày là con số khá lớn. Tôi tin rằng trình độ y học của Việt Nam thừa sức cứu chữa được ca bệnh Covid-19, trừ trường hợp bất khả kháng, tuy nhiên, vấn đề bảo vệ nhóm nguy cơ cần đi trước một bước", PGS Hùng nói.

Một số người tiêm vaccine liều cơ bản chưa đủ, có những chưa tiêm liều bổ sung, người tiêm vaccine chưa đạt bảo vệ cao. Trình độ y học của VN thừa sức cứu chữa được bệnh Covid-19, trừ trường hợp bất khả kháng, vượt quá khả năng.



F0 tiếp tục tăng nhanh, Việt Nam đề phòng Omicron xâm nhập

Trong một tuần gần đây, mỗi ngày, nước ta có khoảng 10 tỉnh, thành phố ghi nhận trên 500 ca mắc mới.

Chỉ 1,2% F0 tại Hà Nội diễn biến nặng, nguy kịch

Dù số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao trong thời gian qua, nhiều ngày thậm chí vượt TP.HCM, tỷ lệ người diễn biến nặng của thành phố ở mức thấp.

Bích Huệ

Bạn có thể quan tâm