Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ phú Mỹ quyết đấu Apple

Tỷ phú người Mỹ gốc Iran Joe Kiani đang thúc đẩy cuộc chiến pháp lý chống lại Apple với cáo buộc đánh cắp bí mật kinh doanh và xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Giám đốc điều hành Masimo Joe Kiani. Ảnh: Forbes.

Năm 2013, ông Kiani - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty công nghệ y tế Masimo - tới trụ sở Apple để thảo luận về cơ hội hợp tác giữa hai doanh nghiệp.

Khi đó, Apple đang phát triển Apple Watch và mong muốn tích hợp các cảm biến y tế vào sản phẩm mới. Trong khi đó, Masimo là công ty nổi tiếng với máy đo nồng độ oxy trong máu bằng cách kẹp ngón tay.

“Tôi nghĩ Apple sẽ là đối tác tốt, giúp đưa công nghệ của chúng tôi tới công chúng”, ông Kiani hồi tưởng.

Masimo là một trong số 28 công ty Apple gặp mặt liên quan tới dự án Apple Watch. Một số quan chức Apple thậm chí tính mua lại Masimo. Tuy nhiên, kế hoạch này bị bác bỏ do các sản phẩm thiên về y tế của Masimo nằm ngoài trọng tâm của Apple.

“Các thương vụ mua lại ở quy mô như vậy không phải phong cách của chúng ta”, Phó chủ tịch Apple Adrian Perica viết trong một email gửi Giám đốc điều hành Tim Cook.

10 năm sau, hai đối tác trước kia giờ đây trở thành đối thủ trước tòa án và cơ quan chức năng Mỹ. Kết quả xét xử có thể khiến một số mẫu Apple Watch bị cấm nhập khẩu vào Mỹ, Forbes cho biết.

Bạn hóa thù

Cuộc đối đầu giữa ông Kiani, người Forbes ước tính có tổng tài sản khoảng 1,2 tỷ USD, và Apple nổ ra khi Masimo bắt đầu tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng phổ thông. Tháng 8/2022, công ty này đã cho ra mắt mẫu đồng hồ y tế giá 499 USD. Masimo dự định công bố một mẫu đồng hồ thông minh khác giá 999 USD trong năm nay.

Ông Kiani cho rằng Apple đã mua chuộc nhân viên, ăn cắp bí mật thương mại và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Masimo liên quan tới công nghệ đo nồng độ oxy trong máu và một số kỹ thuật khác. Apple bác bỏ cáo buộc.

Về phần mình, Apple cho rằng Masimo đang sao chép công nghệ từ Apple để phục vụ tham vọng của mình.

ty phu apple anh 1

Masimo đã cho ra mắt sản phẩm đồng hồ y tế, trực tiếp cạnh tranh với Apple. Ảnh: AP.

“Masimo đang thử lợi dụng nhiều sáng chế (của Apple) khi cho ra mắt thiết bị sao chép từ Apple Watch và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi, trong khi cố gắng loại bỏ đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường”, ông Fred Sainz, người phát ngôn của Apple, tuyên bố.

Cuộc chiến bản quyền giữa Apple và Masimo nổ ra tháng 1/2020 khi Masimo nộp đơn kiện đối thủ lên tòa án liên bang Mỹ với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Tôi thực sự tin rằng chúng tôi có cơ hội thắng”, ông Kiani khẳng định. “Tôi không nghĩ đây là hy vọng hão huyền”.

Sự tự tin của ông Kiani một phần đến từ những thắng lợi của Masimo trên mặt trận pháp lý trong quá khứ, giúp công ty này giành được hơn 1,1 tỷ USD - đã trừ đi khoảng 43 triệu USD chi phí kiện tụng.

“Dường như chúng tôi không phung phí tiền vào các vụ kiện. Chúng tôi có ‘tiền sử’ thu lợi lớn khi bỏ ra chi phí kiện tụng”, ông Kiani nói.

Tấn công nhiều hướng

Ông Kiani “gây chiến” với Apple trên nhiều mặt trận khác nhau. Sau khi đâm đơn kiện lên tòa án, Masimo còn nộp đơn lên cả cơ quan quản lý bằng sáng chế Mỹ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC).

Để đáp trả, Apple nộp hai đơn kiện lên tòa án liên bang tại Delaware cáo buộc Masimo xâm phạm bản quyền của Apple.

“Họ đang tham gia cuộc chiến trên nhiều mặt trận”, ông John Presper, chuyên gia tại hãng luật Foster, Murphy, Altman & Nickel, nói. Tuy nhiên, ông Presper khẳng định đây không phải điều quá mới lạ vì các công ty đều muốn sử dụng nhiều kênh khác nhau để nâng cao “thế” của mình.

Tuy nhiên, cái giá mà hai doanh nghiệp phải trả không hề rẻ. Ông Kiani ước tính Masimo đã chi 60 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý với Google. Con số này có thể vượt 100 triệu USD, vị tỷ phú ước tính.

ty phu apple anh 2

Apple Watch có thể bị cấm nhập khẩu vào Mỹ nếu Apple thua kiện. Ảnh: Reuters.

Cả hai bên đều đã biết mùi thành công lẫn thất bại. Phiên tòa tại California xử Apple thắng kiện (ông Kiani đã tuyên bố sẽ kháng án và mong muốn bồi thẩm đoàn trong phiên xét xử lại không có khách hàng nào của Apple). Trong khi đó, một thẩm phán luật hành chính (ALJ) khác hồi tháng 1 cho rằng Apple vi phạm bản quyền của Masimo.

Dự kiến ngày 17/7 tới, USITC sẽ ra phán quyết về vụ việc. Ông Presper chỉ ra USITC thường đồng tính - ít nhất là một phần - với phán quyết của thẩm phán luật hành chính. Do đó, sản phẩm của Apple có thể phải đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu.

Giới luật sư của Apple cáo buộc Masimo cố gắng “gây áp lực kinh doanh và pháp lý” để đánh bật Apple Watch khỏi thị trường Mỹ. Theo Apple, lệnh cấm sẽ gây tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và cản trở các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế.

Một lệnh cấm có hiệu lực có thể thúc đẩy hai doanh nghiệp đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhãn hiệu vi phạm phải đổi mới hoàn toàn.

“Có thể họ sẽ tìm được phương án hòa giải”, ông Presper nói. “Điều này phụ thuộc nhiều vào tính cách những người liên quan”.

Những cuốn sách giúp hiểu về kinh tế quốc tế Balendra Shah

Hiểu về kinh tế thế giới là điều rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập nhằm nắm bắt cơ hội và tận dụng hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. Zing xin giới thiệu đến độc giả những cuốn sách viết về kinh tế quốc tế, mang lại cho người đọc cái nhìn trực quan và đa chiều khi nhắc đến lĩnh vực thú vị này.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Giá trị vốn hóa Apple vượt 3.000 tỷ USD

Giá trị vốn hóa của tập đoàn Apple ngày 30/6 trở lại mức trên 3.000 tỷ USD sau khi cổ phiếu công ty tăng giá, Financial Times đưa tin.

Những 'mỏ vàng' mới của Apple

Apple đã khai trương gian hàng trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam hôm 18/5 - động thái cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các thị trường mới nổi đối với nhà sản xuất iPhone.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm