Trong tự nhiên, mỗi loài sinh vật là một mắt xích quan trọng của hệ sinh thái, tạo mối tương quan qua chuỗi thức ăn và sinh cảnh của mỗi loài. Việc khai thác quá mức một loài nào đó sẽ ảnh hưởng đến loài khác và tạo thành phản ứng dây chuyền, khiến hệ sinh thái tổn thương và mất cân bằng, làm giảm độ đa dạng sinh học.
Con người cũng là một mắt xích quan trọng và tác động lớn đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên trái đất. Hầu hết hoạt động của con người phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sinh tồn và phát triển.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc năm 2018, hiện chỉ 1/3 diện tích đất của trái đất được bao phủ bởi rừng. Rừng cung cấp củi, gỗ, dược liệu và nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, là nơi sinh sống của hơn 80% các loài động vật, thực vật - côn trùng trên cạn và hơn 2.000 cộng đồng bản địa.
Diện tích rừng đang ngày càng thu hẹp. |
Là quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực, nên hệ sinh thái rừng Việt Nam được đánh giá phong phú và đa dạng sinh học cao, có ý nghĩa quan trọng trên thế giới. Vừa qua, các nhà khoa học vừa phát hiện quần thể loài bách xanh đá (calocedrus rupestris Aver) nguyên sinh và cổ xưa 500-600 tuổi trên diện tích hàng nghìn ha, hiện thế giới chỉ tìm thấy tại tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Để có được nguồn tài nguyên rừng vô giá này, tạo hóa đã mất hàng triệu năm để hình thành và phát triển. Tuy nhiên, chỉ trong vài thập kỷ, nhiều tác động đã thúc đẩy việc khai thác rừng không bền vững, khiến nhiều loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chùng. Đặc biệt, những loài cây gỗ quý, hiếm có giá trị cao về mặt kinh tế nhưng tái sinh tự nhiên chậm như sưa (darbergia tonkinensis), gõ đỏ (afzelia xylocar), giáng hương (pterocarpus macrocarpus), lát hoa (chukrasia tabularis) trăm năm tuổi trở lên hoặc các loài thực vật dược liệu, đều bị khai thác để phục vụ cho nhu cầu con người.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phát biểu trong lễ trao tặng “Quỹ OMO vườn ươm lộc quý Việt Nam”: “Ươm mầm cây giống quý hiếm, góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật Việt Nam không chỉ là việc cấp thiết đối với các đơn vị, tổ chức quản lý và bảo vệ rừng, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân cần hành động ngay từ hôm nay. Ươm mầm cây quý là gìn giữ di sản cho đời sau”.
Đại diện OMO trao tặng 3.000 cây giống quý hiếm, phù hợp với hệ sinh thái của từng vườn quốc gia cho các đại diện của vườn quốc gia Cát Tiên và Phong Nha - Kẻ Bàng. |
Nhằm góp phần kêu gọi cộng đồng quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngày 5/1, OMO đã thành lập và trao tặng “Quỹ OMO vườn ươm lộc quý Việt Nam” cho vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn quốc gia Cát Tiên. Đây là hai trong số các vườn quốc gia được UNESCO công nhận có sự đa dạng sinh học bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh đó, nhằm hướng mọi người chung tay hành động cho tương lai xanh của Việt Nam, OMO đã xây dựng website OMO để giới thiệu về ý nghĩa của chương trình. Với mỗi 10 lượt đồng ý chung tay trên website, OMO cho biết sẽ trao tặng một cây xanh quý hiếm cho vườn quốc gia. Đến nay, hơn 22.000 người đã đồng ý để đóng góp vào “Quỹ OMO vườn ươm lộc quý Việt Nam”.
Bình luận