Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Vai diễn' của cha vợ Chủ tịch HĐQT Trung tâm Đăng kiểm 50-13D

HĐXX, đại diện VKS, luật sư xét hỏi các bị cáo thuộc Trung tâm Đăng kiểm 50-13D và các bị cáo thuộc Phòng Tàu sông trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN).

Trước đó, HĐXX cũng đã làm rõ hành vi sai phạm của các bị cáo tại Trung tâm Đăng kiểm 50-13D. Trung tâm Đăng kiểm 50-13D thuộc Công ty Cổ phần Đăng kiểm Bình Chánh được thành lập đầu tháng 1/2019.

Gần 5 năm hoạt động, trung tâm này qua 4 đời Chủ tịch HĐQT gồm: Phạm Thanh Phong, Văn Công Phong, Nguyễn Hoàng Khánh và Cao Thành Hiệp. Hai đời giám đốc là Nguyễn Hữu Sang, Nguyễn Chí Quyết, 2 Phó giám đốc gồm: Phạm Văn Luân và Nguyễn Hoàng Anh.

Việc nằm trong HĐQT nên Nguyễn Hoàng Khánh đã đưa cha vợ là Lê Văn Nguyên vào “vai” người phụ bán căn tin trong trung tâm, nhưng thực chất Khánh chỉ đạo Ban giám đốc trung tâm và các đăng kiểm viên (ĐKV) để Nguyên trực tiếp nhận tiền từ các chủ xe, tài xế, có đăng kiểm để bỏ qua các lỗi không đạt tiêu chuẩn.

Dang kiem Binh Chanh,  Trung tam dang kiem,  50-13D anh 1

Các bị cáo được dẫn giải về trại giam sau phiên xét xử.

Khi phương tiện đến đăng kiểm phát hiện có lỗi không đạt tiêu chuẩn, thì các ĐKV hoặc nhân viên thực tập sẽ ghi nhận các lỗi vào giấy nháp rồi báo lại cho trưởng chuyền. Nếu các lỗi có thể bỏ qua được, trưởng chuyền đưa giấy ghi nhận các lỗi không đạt tiêu chuẩn của phương tiện cho ĐKV hoặc nhân viên thực tập ở cuối chuyền để đưa lại cho Nguyên.

Nguyên trực tiếp thỏa thuận với chủ phương tiện, tài xế, “cò” đăng kiểm yêu cầu chủ xe, tài xế và “cò” đăng kiểm phải đưa tiền hối lộ cho Nguyên với các mức giá: ôtô 4-7 chỗ 100.000 đồng; ôtô trên 7-16 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn 200.000 đồng; ôtô trên 16 chỗ và xe tải trên 3,5 tấn 300.000 đồng; xe sơmi rơmoóc 400.000-600.000 đồng nhằm bỏ qua các lỗi và đăng kiểm đạt.

Trung bình mỗi ngày, Nguyên nhận hối lộ 3-12 triệu đồng. Cuối tháng, Nguyên thống kê số tiền thu được chia cho các ĐKV (trung bình 3-8 triệu/ người/ tháng), nhân viên 1-2 triệu/người/ tháng.

Để đăng kiểm 42 phương tiện không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm, Lê Thị Mỹ Nga đã đưa hối hộ cho Nguyên 6 triệu đồng, Từ Công Hiếu đưa 5,6 triệu đồng để đăng kiểm 95 phương tiện. Mặc dù nhà xe không khắc phục sửa chữa các lỗi đã ghi nhận tại phiếu đăng kiểm lần 1 không đạt, Nguyên vẫn cho qua.

Đơn cử như Trần Quốc Trưởng đã đưa tiền hối lộ để đăng kiểm cho 962 lượt phương tiện. Khi được lên làm giám đốc trung tâm, Nguyễn Chí Quyết đã cùng Nguyễn Hữu Sang, Phạm Văn Luân, sau này có thêm Nguyễn Hoàng Anh thỏa thuận với nhau khi tiến hành nghiệm thu xe cơ giới cải tạo sẽ nhận hối lộ của các chủ phương tiện, chủ gara cải tạo xe, môi giới hoặc các công ty thi công cải tạo xe chia nhau tiêu xài.

Đến khi bị bắt, bị cáo Nguyễn Chí Quyết đã nhận hối lộ trên 904 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 630 triệu đồng. Ngoài số tiền hưởng lợi chung với Quyết, Phạm Văn Luân còn nhận 250 triệu đồng từ Lê Văn Nguyên để bỏ qua lỗi trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nguyễn Hoàng Anh thu lợi bất chính 40 triệu đồng và nhận hối lộ từ Lê Văn Nguyên 60 triệu đồng để bỏ qua lỗi giống như bị cáo Phạm Văn Luân đã bỏ qua.

Người còn nhận tiền hối lộ từ Lê Văn Nguyên để bỏ qua các lỗi là bị cáo Lê Minh Phát, nhận 78 triệu đồng.

Sách về Pháp luật

Cuốn sách "Công tác thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã" giới thiệu phạm vi nghiên cứu về 3 vấn đề: Thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và áp dụng biện pháp tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương. Cuốn sách đánh giá toàn diện cơ sở pháp lý về thi hành án hình sự, trọng tâm là về hình phạt và trách nhiệm của UBND cấp xã.

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/vai-dien-xuat-sac-cua-cha-vo-chu-tich-hdqt-trung-tam-dang-kiem-50-13d-i739226/

M.Đức - V.Hào. C.Linh/Công an Nhân dân

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm