Vai diễn 'thoảng qua' của sao Hoa ngữ trong phim Mỹ
Trong làng giải trí Trung Quốc, Thư Kỳ, Chương Tử Di, Thành Long... là các sao lớn, nhưng khi tham gia trong phim Hollywood họ chỉ đảm vai phụ và mờ nhạt.
Thư Kỳ trong "Transporter" (2002)
Với vai một con tin có khá nhiều thời lượng xuất hiện trong Transporter, nhưng Thư Kỳ lại không biết lợi dụng ưu thế đó ngoài việc cố tỏ ra dễ thương, la hét và cởi đồ.
Lý Liên Kiệt trong "Lethal Weapon 4" (1998) và "The Expendables 2" (2012)
Lý Liên Kiệt đóng vai phản diện trong Lethal Weapon 4 nhưng lại không hoàn thành từ đầu đến cuối. Trong phim The Expendables 2 anh chỉ đảm nhận vai trò khách mời.
Chương Tử Di trong phim "Rush Hour 2" (2001)
Với vai diễn trong Rush Hour 2, Chương Tử Di có thể có được vai diễn không tồi nhưng thật tiếc vốn ngoại ngữ của cô khá tệ làm ảnh hưởng rất nhiều đến bạn diễn. Điều này khiến những lời mời đến Mỹ diễn của cô càng ít đi.
Thành Long trong "The Cannonball Run" (1981)
Thành Long khởi nghiệp Hollywood với tên gọi Jackie Chan. Trong bộ phim The Cannonball Run, anh vào vai tay đua Nhật Bản nhưng lại nói tiếng Quảng Đông và chỉ xuất hiện trong 5, 6 cảnh quay.
Châu Tấn trong phim "Cloud Atlas"
Châu Tấn chỉ đóng vẻn vẹn 5 phút, không bằng chơi một trò chơi đơn giản trong bộ phim Cloud Atlas. Điều này làm khán giả Trung Quốc khá thất vọng vì sự xuất hiện ít ỏi nhưng tóc cô lại nhuộm vàng, xõa ra, mặt đen hơn và trán lại đầy hoa văn.
Lý Băng Băng trong phim "Resident Evil"
Thế giới trong bộ phim Resident Evil gồm những người đẹp và Zombie. Trong phim này, Lý Băng Băng đóng vai Ada Wong với chiếc váy sườn xám cách điệu màu đỏ rực nhưng trong một thời gian ngắn cô khó có thể học thuộc được kịch bản bằng tiếng Anh.
Châu Nhuật Phát trong phim "Cướp biển vùng Caribê 3" (2007)
Vào vai một tướng cướp trong Cướp Biển vùng Caribê 3 nhưng một số cảnh quay của Châu Nhuận Phát bị cắt bỏ khi công chiếu ở Trung Quốc khiến khán giả vô cùng thất vọng.
Hứa Tình trong phim "Looper"
Trong bộ phim giả tưởng Looper, Hứa Tình đóng vai người vợ của diễn viên nam chính Bruce Willis. Diễn xuất của cô trong vai diễn này khá mờ nhạt và không đem lại ấn tượng gì cho khán giả.
Lý Tiểu Lộ trong phim "Push" (2009)
Lý Tiểu Lộ có một vai diễn hoàn toàn không phù hợp trong Push. Đó là một vai diễn phản diện nói hai thứ tiếng là tiếng Anh và Tiếng Quảng Châu, không nói tiếng Hoa. Điều này khiến cho khán giả cảm thấy cô như bị mắc kẹt giữa hai ngôn ngữ.
Huỳnh Thánh Y trong phim "Race To Witch Mountain" (2009)
Đây là một vai diễn khá nhạt nhẽo của Huỳnh Thánh Y trong Race to Witch Mountain. Trong phim cô mặc một trang phục không mấy ấn tượng là bộ tóc giả màu trắng, áo ngực màu bạc và miệng, lúc nào cũng hơi mở như muốn nói điều gì đó.
Trần Quán Hy trong phim "Batman: The Dark Knight" (2008)
Trần Quán Hy được biết đến là diễn viên có vốn tiếng Anh khá phong phú nên mới được nhận vai diễn trong The Dark Night. Nhưng tiếc là trong bộ phim này, vai diễn của anh chỉ có vài câu thoại đơn giản và ngắn gọn: "Anh khỏe không? Tôi khỏe, cảm ơn anh, còn anh thì sao?".
Dư Nam trong phim "Speed Racer" (2008) và "The Expendables 2" (2012)
Trong cả hai phim Speed Racer và The Expendable 2, Dư Nam đều đóng những vai diễn có cảnh quay chớp nhoáng giống như bạn đang mở to nhìn cô diễn viên và chỉ cần nháy mắt là không thấy cô ấy đâu nữa.
Trương Tịnh Sơ trong phim "Rush Hour 3" (2007)
Vai diễn của Tịnh Sơ trong Rush Hour 3 chỉ như một vai diễn "vô vị" với vài câu đối thoại với hai thám tử rồi biến mất.
Lữ Yến trong phim "The Painted Veil" (2006)
Vai diễn của Lữ Yến - người mẫu nổi tiếng Trung Quốc trong Painted Veil lại như gió thoảng qua.
Nhậm Đạt Hoa trong phim "Tomb Raider 2" (2003)
Một vai diễn khá tẻ nhạt của Nhâm Đạt Hoa trong Tomb Raider là một lão đại của xã hội đen nhưng khi trêu ghẹo Julie bị đánh một trận thừa sống thiếu chết.
Trâu Điềm Long trong phim "The Matrix Reloaded" (2003)
Trâu Điềm Long đóng vai chàng vệ sĩ của nhà tiên tri nhưng anh chỉ xuất hiện trong 10 giây rồi biến mất.
Theo Khám phá