Thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá vụ mùa vải thiều - loại trái cây nhiệt đới mang lại 4 tỷ USD mỗi năm cho nông dân Trung Quốc. Ảnh: CGTN. |
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới, đồng thời xuất khẩu số lượng lớn sản phẩm sang thị trường các nước. Khoảng một nửa số vải thiều Trung Quốc được trồng ở tỉnh Quảng Đông - nơi vụ mùa thất thu do mưa xuân nặng hạt theo sau mùa đông ấm áp bất thường.
Là người nghiên cứu vải thiều suốt ba thập kỷ, giáo sư Chen Houbin của Đại học Nông nghiệp Hoa Nam cho biết Trung Quốc đã sản xuất 3,1 triệu tấn vải vào năm ngoái, nhưng sản lượng năm nay chỉ bằng một nửa (1,65-1,75 triệu tấn).
Hậu quả là giá cả loại trái cây này đã tăng vọt.
"Mọi người mong chờ mùa vải hàng năm và tôi có những người bạn ăn hơn 50 kg vải mỗi năm. Giờ đây, họ không thể tiêu thụ nhiều vải đến thế vì giá cao ngất ngưởng", giáo sư Chen bày tỏ.
Ba đối tượng ảnh hưởng nặng nề bởi "cuộc chiến vải thiều" là nông dân, người tiêu dùng và các nước nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Taylor Weidman/Bloomberg. |
Tuần trước, vải thiều trở thành chủ đề bàn tán nóng nhất trên Weibo, khi những người yêu thích loại quả này than phiền về độ đắt đỏ của nó dạo gần đây. Để "xoa dịu" người dân, chính quyền Quảng Đông phải tung ra hơn 200 tấn trái cây đông lạnh từ năm ngoái.
Theo khảo sát của Bloomberg hôm 14/5, một cửa hàng trái cây ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh bán vải thiều với giá 45 nhân dân tệ (6,22 USD) một kg, sau khi tăng giá lên đến 80 nhân dân tệ cách đây hai tuần - thời điểm diễn biến cơn bão ở Quảng Đông tồi tệ nhất. Quản lý cửa hàng cho biết vải thiều thường có giá dưới 40 nhân dân tệ/kg vào thời điểm này trong năm.
Ba đối tượng ảnh hưởng nặng nề trong "cuộc chiến vải thiều" là nông dân - những người "đặt cược" vào mùa màng hàng năm, người tiêu dùng và các nước nhập khẩu như Mỹ. Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn trái cây vào năm 2022, với một nửa số đó đến từ tỉnh Quảng Đông.
Yin Yao Cheng, người làm việc tại một trang trại vải của tỉnh, cho biết mưa và mưa đá tháng trước đã thổi bay rất nhiều trái chưa chín khỏi cây. Cheng cảm thấy bất lực trong việc bảo vệ vụ mùa trước tình hình thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra thường xuyên hơn.
“Những hạt mưa đá khổng lồ thậm chí đục thủng mái nhà kho của chúng tôi. Làm thế nào để chống lại điều đó?”, Cheng buồn bã nói.
Ông cũng dự đoán lợi nhuận mùa màng sẽ giảm trong năm nay do người tiêu dùng không đủ khả năng chi trả cho vải thiều tăng giá.
Trận lũ lụt nghiêm trọng ở tỉnh Quảng Đông hồi tháng 4. Ảnh: The Star. |
Vụ thu hoạch vải thiều chỉ là một ví dụ điển hình về sự tàn phá trên diện rộng do biến đổi khí hậu gây ra cho ngành nông nghiệp Trung Quốc.
Theo ghi nhận của cơ quan thời tiết Quảng Đông, lượng mưa tháng 4 trên địa bàn tỉnh cao gấp ba lần bình thường.
Lũ lụt cũng tiếp tục xảy ra4 ty ở các khu vực phía Nam tuần này, buộc Trung tâm Khí tượng Trung Quốc đưa ra cảnh báo hôm 13/5 rằng việc thu hoạch cải dầu và sự phát triển của lúa trổ đòng sẽ bị gián đoạn trên đồng trũng.
Mưa lớn kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, mà còn làm chậm quá trình dỡ hàng đậu nành nhập khẩu và vận chuyển thức ăn chăn nuôi, thậm chí tạo cơ hội cho bệnh tật lây lan khi tác động đến việc di chuyển của gia súc, theo Kang Wei Cheang, trợ lý phó chủ tịch của StoneX Financial Pte Ltd.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.