Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vấn đề khó nói đã… dễ nói

Theo Healthcentral, có khoảng 25% đàn ông từng trải nghiệm tình trạng “không mong muốn”: rối loạn cương (RLC).

Căn bệnh này cũng là chủ đề được các ông bàn tán rôm rả trong những cuộc trà dư tửu hậu, rồi mách nhau nhiều phương thuốc “gia truyền” mà không biết mình đang vô tình làm bệnh thêm trầm trọng.

Chỉ 30% bệnh nhân… “dũng cảm”

RLC liên quan đến nhiều yếu tố như căng thẳng thần kinh, trầm cảm, áp lực công việc, stress kéo dài hay bắt nguồn từ những bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận... Tuổi tác, bia rượu, thuốc lá cũng góp phần không nhỏ gây nên tình trạng RLC. Theo nghiên cứu năm 2013 của Viện Tâm lý học Việt Nam về vấn đề ly hôn, những bất hòa trong lối sống và đời sống chăn gối không hòa hợp chiếm 53,6% nguyên nhân đưa đến ly hôn tại Việt Nam. Trong khi đó, vấn đề yếu sinh lý ở nam giới, cụ thể là RLC, lại là một trong những chủ đề khó nói nhất trong đời sống vợ chồng vì nhiều nguyên nhân: thiếu kiến thức, thiếu sự tế nhị và cảm thông. Chính sự thiếu chia sẻ và quan tâm từ cả hai phía mà nhiều cuộc hôn nhân đã không thể cứu vãn được.

Theo quan sát tại Khoa Nam học BV Bình Dân (thực hiện tháng 3/2014), nếu như chỉ có khoảng 30% nam giới mắc bệnh lý này can đảm tìm đến bác sĩ để khám và chữa trị thì tới 64,5% lại không muốn hoặc không dám chia sẻ vấn đề của mình với vợ hoặc bạn tình để cùng nhau tìm cách khắc phục. Hậu quả, nam giới thường mất khoảng 2 năm “đau khổ một mình” trước khi tiếp cận được nguồn thông tin đáng tin cậy từ bác sĩ hay cán bộ y tế có chuyên môn để hiểu rằng RLC hoàn toàn có thể chữa được….

ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học - BV Bình Dân cho biết: “Nam giới thường gặp phải vấn đề rối loạn cương khiến một số người khi quan hệ chăn gối bị ức chế tâm lý và thường đi nhậu hay làm việc khuya để trốn tránh “chuyện ấy”. Việc điều trị rối loạn cương với thuốc hiện có đã cải thiện khoảng 95% trường hợp. Tuy nhiên, nam giới thường có tâm lý ngại đi khám, nên tự mua thuốc hay rỉ tai nhau mua các thuốc “tráng dương bổ thận”..., đôi khi gặp phải tình trạng tiền mất tật mang, xảy ra các biến chứng nặng.

ThS.Bs. Mai Bá Tiến Dũng.

ThS.Bs. Mai Bá Tiến Dũng.

Tư vấn trực tuyến giúp người bệnh đỡ ngại ngùng

ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng cho biết thêm: “Mặc dù chúng tôi có đầy đủ các phương pháp để điều trị RLC nhưng ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rào cản chia sẻ thông tin giữa bệnh nhân và nhân viên y tế”. Thực tế cho thấy, đối với các bệnh nhân bị RLC, chủ động tìm hiểu và gặp bác sĩ là việc nên làm để nhận được sự tư vấn và chỉ định điều trị đúng đắn, giúp mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bản thân bệnh nhân đồng thời đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Chính vì biết rõ tình trạng này, tháng 10/2014, Hội Niệu thận học TP.HCM với sự hợp tác của công ty Bayer Việt Nam đã chính thức giới thiệu cổng thông tin tại Việt Nam cung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích về RLC tại địa chỉ www.thoibungluayeu.com. Trang thông tin trực tuyến này được thành lập với mục tiêu góp phần nâng cao mối quan tâm và nhận thức của xã hội về RLC cũng như khuyến khích người bệnh đến các trung tâm y tế và bệnh viện để được thăm khám và điều trị thích hợp.

Nội dung của trang thông tin thiết thực và dễ hiểu, được xây dựng và phát triển dựa trên quá trình quan sát và nghiên cứu về hành vi và tâm lý của nam giới từ 35-75 tuổi, nhằm giải đáp phần nào những lo lắng của nam giới và chia sẻ với cộng đồng cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về RLC. Trang thông tin www.thoibungluayeu.com không chỉ cung cấp cho nam giới những thông tin thiết thực về nguyên nhân gây rối loạn cương và các phương pháp phòng ngừa và điều trị, chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ, làm sao để chia sẻ vấn đề với vợ…. mà còn tư vấn cho nữ giới cách quan sát, thấu hiểu và chia sẻ với người bạn đời, để luôn giữ được ngọn lửa yêu bùng cháy khi bước qua tuổi trung niên

ThS.Bs. Mai Bá Tiến Dũng cũng tham gia tư vấn trực tiếp trên trang tin cùng với chuyên mục “Câu chuyện phòng mạch” hết sức dí dỏm và đồng cảm với bệnh nhân, giúp bệnh nhân như tìm được người bạn tâm tình, có thể sẻ chia.

http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/song-khoe/van-de-kho-noi-da-de-noi/a130493.html

Theo Quỳnh Trâm/ Phụ nữ TP.HCM

Bạn có thể quan tâm