Theo Reuters, trong đêm chung kết Olympic Tokyo 2020 vào ngày 29/7, các vận động viên của Đức đã mặc trang phục jumpsuit che kín cơ thể trong lúc thi đấu thay vì những bộ bikini gợi cảm. Hành động nhằm khẳng định các nữ vận động viên có quyền lựa chọn trang phục họ cảm thấy phù hợp, không bị tình dục hóa trong lúc thi đấu.
Nữ vận động viên gốc Việt Kim Bui bày tỏ trước truyền thông: "Chúng tôi muốn chứng minh phụ nữ nên quyết định trang phục bản thân mong muốn. Chúng tôi hy vọng nhận được sự bình đẳng về giới tính trong thể thao".
Vận động viên Kim Bui tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Reuters. |
Một vận động viên khác của Đức cũng chia sẻ rằng họ cảm thấy trang phục jumpsuit có sự thoải mái trong khi tham gia thi đấu, che chắn và ngăn được những suy nghĩ không tốt của người đối diện về cơ thể của phụ nữ.
Phóng viên tờ USA Today nhận định: "Vận động viên Hồi giáo nên được cho phép trùm khăn và mặc đồ kín. Các quy định về trang phục nên nhắm đến sự công bằng và hiệu suất thi đấu, thay vì tập trung vào tình dục và giới tính".
Trước đó, một câu chuyện gây tranh cãi trên các diễn đàn đến từ việc một đội bóng nữ của Na Uy bị Liên đoàn Bóng ném châu Âu xử phạt 1.800 USD vì mặc quần đùi dài trong một trận đấu.
Quy tắc trong thể thao, vận động viên nữ phải mặc bikini có đáy quần vừa vặn và cắt một góc hướng lên phía trên, không được dài quá 10 cm. Họ phải mặc loại áo lót thể thao bó sát với khoảng hở ở tay. Trong khi đó, các vận động viên nam được phép mặc quần shorts không quá rộng.
Quy định về trang phục của các vận động viên nữ phần nào phản ánh sự khác biệt giới tính trong thể thao. Bởi, phụ nữ vẫn chưa thực sự được bình đẳng với nam giới.
Đội bóng của Na Uy mặc quần shorts trong trận tranh huy chương đồng tại giải Bóng ném bãi biển Euro 2021. Ảnh: Global News. |