Văn hóa không làm phiền và những điều ở Nhật Bản khiến du khách bỡ ngỡ
Thứ bảy, 24/11/2018 09:37 (GMT+7)
09:37 24/11/2018
Văn hóa xứ Phù Tang có nhiều điều thú vị hấp dẫn du khách, nhưng cũng gây ra vài rắc rối nhỏ cho những ai lần đầu trải nghiệm.
Khách sạn kén: Các tín đồ du lịch đều biết rõ một điều, khách sạn ở Nhật Bản thường đắt đỏ. Nếu không ngại không gian hẹp, những phòng ngủ kén phổ biến ở Nhật là lựa chọn dành cho bạn. Kiểu lưu trú này còn khá lạ lẫm với nhiều du khách. Giá thuê các khoang kén tiết kiệm hơn nhiều khi ở trong các khách sạn lớn và riêng tư hơn so với dạng phòng dorm. Tuy có diện tích nhỏ nhưng các phòng kén này đều được trang bị đầy đủ tiện nghi thiết yếu.
Konbini: Cụm từ này dùng để chỉ các cửa hàng tiện lợi 24/7 ở Nhật. Du khách có thể tìm thấy những cửa hàng này ở mọi nơi trên xứ Phù Tang. Các cửa hàng tiện lợi phổ biến ở Nhật có thể kể đến 7-Eleven, Family Mart, Ministop và Lawson. Du khách lần đầu tới Nhật Bản có thể mua sắm mọi thứ tại các cửa hàng 24/7 như thực phẩm, đồ dùng cá nhân, mua vé máy bay, thẻ điện thoại, gửi hàng hóa... rất thuận tiện.
Cửa hàng đồng giá: Nếu bạn không cân bằng được tài chính, hoặc bỡ ngỡ về giá khi lần đầu tới Nhật, tốt nhất bạn nên mua sắm tại các cửa hàng đồng giá. Ở đất nước mặt trời mọc, các cửa hàng đồng giá rất phổ biến. Bạn có thể mua mọi đồ dùng cần thiết, thực phẩm, quà lưu niệm... tại đây mà không phải đau đầu về tiền.
Trả thuế khi mua hàng: Rất nhiều mặt hàng Nhật Bản đều được tính thuế 8% tổng giá trị mỗi món đồ hoặc hóa đơn ăn uống... Đến năm 2019, thuế sẽ tăng lên 10%. Một số tem giá có thể chưa bao gồm thuế. Vì vậy bạn có thể hỏi lại nhân viên bán hàng để cân nhắc về giá.
Cởi giày, dép khi vào nhà, chùa, nhà hàng: Người Nhật cho rằng không gian bên ngoài ngôi nhà thực sự dơ bẩn nên bạn nhớ phải cởi giày trước khi vào nhà ai đó. Tương tự một số nơi khác như khách sạn truyền thống Nhật Bản, đền chùa, trung tâm cộng đồng, trường học và một số nhà hàng, bạn nên để ý tới biển yêu cầu cởi giày, dép để giữ phép lịch sự. Đi chân trần vào chùa cũng là một điều tối kỵ, vì vậy du khách luôn nhớ mang theo tất.
Đồ đạc phòng thiên tai: Bạn nên chuẩn bị tinh thần có thể gặp thiên tai bất cứ lúc nào khi tới Nhật Bản. Người Nhật thường phòng bị những vật dụng cần thiết để ứng phó với thiên tai. Tuy không phải lúc nào cũng xảy ra động đất hay sóng thần nhưng du khách vẫn nên đảm bảo an toàn, phòng những trường hợp nguy hiểm khẩn cấp.
KOBAN: Trong mọi khu phố ở Nhật, có 7 trạm KOBAN, hay còn gọi là trạm cảnh sát cơ động. Địa điểm này là nơi du khách được giúp đỡ trong mọi tình huống. Đối với dân địa phương, ngoài trách nhiệm ngăn chặn tội phạm, cảnh sát cũng giúp người dân tìm kiếm địa điểm khi lạc đường, chở những người say rượu về nhà. Các du khách gặp trục trặc ở Nhật Bản nên đến các trạm KOBAN gần nhất để được giúp đỡ.
Không làm phiền người khác: Người Nhật có nguyên tắc không rắc rối. Họ tôn trọng không gian cá nhân không thích làm phiền tới người khác. Người dân xứ Phù Tang không bao giờ nói to hay túm tụm gây ồn ở nơi công cộng. Vì vậy, du khách tới Nhật nên lưu ý tới không gian cá nhân của người bản địa và hạn chế làm phiền tới mọi người xung quanh.
Chuyến đi của mình khá đột ngột nên không chuẩn bị được gì nhiều, lại chỉ kéo dài 4 ngày 3 đêm cũng chưa thể khám phá hết nét đẹp thơ mộng các thành phố miền bắc Thái Lan.
Từng là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng Nhật Bản vào thập niên 60 của thế kỷ trước trên đảo Hachijojima, nhưng hiện khách sạn Hachijo Royal chỉ là nơi hoang tàn, không bóng người.