Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Văn Thành Công: 'Còn nhiều thách thức cho NTK!'

Là một nhà thiết kế có thương hiệu, nhiều năm lăn lộn với nghề, Văn Thành Công được nhiều ngôi sao Việt tín nhiệm.

Văn Thành Công: "Còn nhiều thách thức cho NTK!"

Là một nhà thiết kế có thương hiệu, nhiều năm lăn lộn với nghề, Văn Thành Công được nhiều ngôi sao Việt tín nhiệm.

Văn Thành Công: `Còn nhiều thách thức cho NTK!`

 Song anh cho biết, chinh phục thị trường thời trang nội địa vẫn là một thách thức với anh và các NTK khác.

Chinh phục thị trường nội địa không dễ

Là một trong những nhà thiết kế thời trang thành công trong nghề nghiệp, anh suy nghĩ gì trước thực tế thị trường hàng may mặc VN đang thiếu bàn tay chăm sóc của các nhà thiết kế trong nước?

Hiện nay, chúng ta không thiếu các nhà thiết kế thời trang song số lượng người thực sự làm việc được không nhiều. Bên cạnh đó, chinh phục khách hàng trên thị trường thời trang nội địa không thể trông đợi vào một hay hai nhà thiết kế mà cần có sự đầu tư với nguồn kinh phí lớn từ các bộ ngành liên quan.

Theo anh, những điều kiện cần và đủ để khách hàng trong nước được mặc những bộ trang phục do chính tay các nhà thiết kế Việt Nam thực hiện?

Với thu nhập tính theo đầu người của người dân VN hiện nay vào khoảng ba triệu đồng một tháng thì sẽ không đủ để mua nổi một mẫu thiết kế mấy trăm đô. Do vậy, chúng ta phải nghiên cứu để đưa ra mẫu mã hàng đại trà phù hợp mức tiêu dùng của khách hàng trong nước.

Chúng ta cần có những sản phẩm mang phong cách riêng biệt, không nhái hàng hiệu nước ngoài mà mẫu mã vẫn phong phú, đẹp, chất lượng tốt, đáp ứng được những khách hàng khó tính nhất.

Đây là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta phải chinh phục được những khách hàng có điều kiện, thu nhập cao, vốn thích xài hàng hiệu, hàng của các thương hiệu lớn trên thế giới đồng thời nâng cao mức độ tiêu dùng cho những người thu nhập thấp hoặc quá ư tiết kiệm, thích hàng chợ.

Muốn làm được điều này, ngoài việc nghiên cứu đưa ra mẫu mã, giá cả phù hợp chúng ta cần phải có chiến dịch quảng bá sâu rộng không chỉ trên các kênh truyền thông bằng những show quảng cáo lớn, những tuần lễ thời trang hấp dẫn, những chương trình biểu diễn lôi cuốn mà chúng ta còn phải có hệ thống cửa hàng bán sỉ, bán lẻ khắp các thành phố…

Thừa NTK "giấy" - Thiếu NTK thực

Với số lượng hàng ngàn nhà thiết kế “ra lò” mỗi năm, không lẽ, họ “im lặng” trước đòi hỏi tiêu dùng của khách hàng về hàng thời trang Việt Nam?

Chúng ta vẫn không thiếu những nhà may mọc lên và liên tục làm việc, song những nhà may này vẫn mang tính nghiệp dư, may đo theo kiểu làm hàng chợ. Nhà thiết kế chuyên nghiệp đưa ra những mẫu mã độc đáo, chất lượng hoàn hảo cho từng đối tượng khách hàng, giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng thì không nhiều.

Đúng là có hàng ngàn nhà thiết kế tương lai “ra lò” qua các cuộc thi và các khóa tốt nghiệp tại các trường mỗi năm. Nhưng trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của các thương hiệu lớn trên thế giới cũng như hàng chợ đại trà của Trung Quốc, Thái Lan… thì rất nhiều nhà thiết kế phải “bỏ ngang”.

Anh có thể lý giải nguyên nhân sâu xa của việc “bỏ ngang”?

Có bạn tâm sự với Công rằng, trong trường chỉ học lý thuyết, ít được thực tập, sinh viên ít có kiến thức thực tiễn; thế nên khi ra trường, cầm tấm bằng tốt nghiệp cho có thôi chứ không ham trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Còn những nhà thiết kế có tên tuổi hiện nay tại VN lại thường được đào tạo ở nước ngoài. Và những người trụ được với nghề đều phải trải qua một giai đoạn rất gian khổ, khó khăn.

Công nghĩ, cần phải có thời gian cho những trải nghiệm thực tế thì NTK mới nắm bắt được tất cả các công đoạn, kỹ thuật để một bộ thời trang đến được với khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở những bản vẽ hay ý tưởng.

Và để có được một đối tượng khách hàng riêng, định hình được phong cách và “gu” thẩm mỹ mang dấu ấn của nhà thiết kế thì càng khó khăn hơn, cần có thời gian và sự đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc cho nghề nghiệp. Thậm chí, các nhà thiết kế cũng cần phải có may mắn nữa. May mắn chớp được những cơ hội.

Ngoài những vất vả và quãng thời gian ban đầu để trải qua những vị trí khác nhau để có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt được thị hiếu, xu hướng thời trang của khách hàng thì anh còn bí quyết gì để lôi kéo, giữ được lượng khách hàng riêng, đặc biệt là những khách hàng nổi tiếng trong làng giải trí VN?

Công nghĩ rằng, thành công của mình không chỉ nằm ở việc sáng tạo ra những mẫu thời trang đáp ứng được mong muốn của khách hàng, mà Công còn trở thành một người bạn, một nhà tư vấn về thời trang cho khách hàng của mình.

Ngoài chữ “TÍN”, Công còn tạo được niềm tin yêu với khách hàng của mình, bởi vậy mà Công nhận được nhiều lời giới thiệu, các “mối” khách hàng mới từ bạn bè mình đưa tới.

Ca sĩ Tùng Dương từng tâm sự rằng, NTK Văn Thành Công còn hiểu, nắm bắt được cả dòng nhạc Dương thể hiện để thiết kề nên những bộ trang phục thực sự chinh phục Dương. Như vậy, với các nghệ sĩ, anh còn phải đầu tư tìm hiểu cả lĩnh vực nghệ thuật mà họ tham gia để tạo nên những bộ trang phục phù hợp?

Đúng như vậy! Bởi ngoài trang phục biểu diễn trên sân khấu, trong các chương trình lớn thì mỗi nghệ sĩ còn phải tạo được phong cách, dấu ấn riêng. Công không chỉ tìm hiểu lĩnh vực người ta tham gia mà còn phải nắm được kịch bản trong từng chương trình người ta thể hiện để đưa ra những trang phục phù hợp, tư vấn sao cho hình ảnh của họ nổi bật nhất với hiệu quả thực sự từ trang phục. Càng đi sâu vào từng đối tượng khách hàng, mình càng phải đầu tư và biết được họ cần gì.

Một số “ngôi sao” là khách hàng của anh cho biết, Văn Thành Công lấy tiền “vừa phải”, anh có thể lý giải cho sự “vừa phải” đó là vì sao? Do chất liệu rẻ hay muốn giữ “mối” làm ăn lâu dài?

(Bật cười) Nói thế nào nhỉ, có lẽ, Công không bị “quá đà” như một vài nhà thiết kế khác trong việc “làm giá” sản phẩm của mình chăng? Công chưa bao giờ đưa ra những cái giá “trên trời” cho mẫu thiết kế của mình.

Công vẫn thường sử dụng những chất liệu sản xuất hàng thời trang tại Việt Nam và đưa kỹ thuật thủ công của Việt Nam để tạo nên những điểm nhấn độc đáo, riêng biệt. Điều này góp phần làm cho giá thành sản phẩm của Công vừa phải với các đối tượng khách hàng.

Bên cạnh những trang phục thiết kế cho các nghệ sĩ biểu diễn, dự tiệc thì trang phục đời thường của sao Việt Nam hiện vẫn đang “bỏ ngỏ”, anh có nhận thấy điều này không?

Thực ra, không phải nghệ sĩ nào cũng có sự đầu tư, thiết kế công phu cho toàn bộ trang phục của mình. Bởi thu nhập bình quân của họ vẫn không quá dư dả và họ còn phải có rất nhiều “khoản” cần được ưu tiên hơn.

Chính vì thế, việc đưa ra những mặt hàng thời trang dạo phố, thể thao, mặc nhà… chất lượng, đẹp, phù hợp với giá cả có hiệu “made in Vietnam” vẫn là một thách đố với cá nhân tôi và các nhà thiết kế khác.

Một năm nay, tôi đang cùng công ty thời trang Ninomax đầu tư nghiên cứu để đưa ra thị trường Việt Nam sê-ri mặt hàng này.

Xin cảm ơn anh!

Theo VTC

Theo VTC

Bạn có thể quan tâm