Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vẻ đẹp đến nao lòng của đảo Lý Sơn

Khó có từ nào miêu tả được hết vẻ đẹp của Lý Sơn, chỉ có thể đến tận mắt và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ nhưng bình dị và thuần khiết của một trong những hòn đảo thiêng liêng Tổ quốc.

Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chămpa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Vào ngày 1.1.1993 huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập, tách ra từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ba lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy. Vào ngày 1/1/1993, huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập, tách ra từ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Trong đó, đỉnh núi Thới Lới là đỉnh cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt chứa khoảng 30.000 m3 nước, cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Trong đó, đỉnh núi Thới Lới là đỉnh cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149 m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt chứa khoảng 30.000 m3 nước, cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Phía bên kia của núi Thới Lới.
Phía bên kia của núi Thới Lới.
Đứng trên đỉnh Thới Lới có thể phóng tầm mắt xuống chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh của huyện đảo Lý Sơn thu nhỏ với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh ngọc bích của nước biển, màu xanh mướt của cây cối và màu trắng tinh của cát biển. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mang tên Lý Sơn.
Đứng trên đỉnh Thới Lới có thể phóng tầm mắt xuống chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh của huyện đảo Lý Sơn thu nhỏ với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh ngọc bích của nước biển, màu xanh mướt của cây cối và màu trắng tinh của cát biển. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mang tên Lý Sơn.
Hồ nước trên miệng núi lửa. Những dải cỏ dài tít ven hồ là địa điểm lý tưởng để người dân trên đảo chăn thả gia súc.
Hồ nước trên miệng núi lửa. Những dải cỏ dài tít ven hồ là địa điểm lý tưởng để người dân trên đảo chăn thả gia súc.
Mỗi hòn đá dường như cũng mang một dáng hình.
Mỗi hòn đá dường như cũng mang một dáng hình.
Dưới chân núi Thới Lới là Hang Câu. Hang được sóng và gió biển bào mòn, khoét sâu”vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.
Dưới chân núi Thới Lới là Hang Câu. Hang được sóng và gió biển bào mòn, khoét sâu”vào lòng núi và hình thành cách nay hàng nghìn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.
Đây là nơi người dân Lý Sơn thường xuyên câu cá và dưới đáy biển ở đây cũng có rất nhiều rau câu nên có lẽ thế mà hang này có tên là hang Câu.
Đây là nơi người dân Lý Sơn thường xuyên câu cá và dưới đáy biển ở đây cũng có rất nhiều rau câu nên có lẽ thế mà hang này có tên là hang Câu.
Men theo đường lên đỉnh Thới Lới là cột cờ Tổ quốc được khởi công xây dựng từ ngày 4.5.2013. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa.
Men theo đường lên đỉnh Thới Lới là cột cờ Tổ quốc được khởi công xây dựng từ ngày 4/5/2013. Cột cờ có chiều cao 20 m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa.
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải thuộc Đảo lớn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải thuộc đảo lớn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.
Phía trước chùa có một tượng Phật Quan âm lớn nằm trong hồ sen. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m².
Phía trước chùa có một tượng Phật Quan âm lớn nằm trong hồ sen. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m².
Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.
Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.
Những rạn san hô chết nằm trên bãi đá giữa biển vô hình trung vẫn tạo nên vẻ đẹp rất khác biệt cho Lý Sơn.
Những rạn san hô chết nằm trên bãi đá giữa biển tạo nên vẻ đẹp rất khác biệt cho Lý Sơn.
Một địa điểm được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và những đôi yêu nhau thường tới chụp hình vào lúc hoàng hôn là Cổng Tò Vò. Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển.
Một địa điểm được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và những đôi yêu nhau thường tới chụp hình vào lúc hoàng hôn là cổng Tò Vò. Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét đẹp hết sức tự nhiên của Lý Sơn đó chính là con người nơi đây với những hoạt động rất đời thường.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét đẹp hết sức tự nhiên của Lý Sơn chính là con người nơi đây với những hoạt động rất đời thường.
Những mảnh đất trồng ngô, trồng tỏi, trồng dưa hấu Hắc Mỹ Nhân,... được quy hoạch khá tốt và đồng thời cũng tạo nên một khung cảnh hài hòa cho vùng quê miền biển này.
Những mảnh đất trồng ngô, trồng tỏi, trồng dưa hấu Hắc Mỹ Nhân... được quy hoạch khá tốt và đồng thời cũng tạo nên một khung cảnh hài hòa cho vùng quê miền biển này.
Và có những đứa trẻ vẫn hồn nhiên tinh nghịch không chút âu lo.
Và có những đứa trẻ hồn nhiên tinh nghịch không chút âu lo.
Đảo bé hay còn gọi là đảo An Bình đẹp hài hòa như một bức tranh được tạo hóa sắp đặt rất khéo léo.
Đảo bé hay còn gọi là đảo An Bình đẹp hài hòa như một bức tranh được tạo hóa sắp đặt rất khéo léo.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên của những con sóng, những ngọn núi, những người lao động cần cù thì Lý Sơn còn toát lên vẻ đẹp của một vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Cả nước đang hướng về những con thuyền lênh đênh nơi hải đảo xa xôi, nơi những người dân còn khó khăn, thiếu thốn, vẫn ngày đêm bám biển, ra khơi.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên của những con sóng, những ngọn núi, những người lao động cần cù thì Lý Sơn còn toát lên vẻ đẹp của một vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Cả nước đang hướng về những con thuyền lênh đênh nơi hải đảo xa xôi, nơi những người dân còn khó khăn, thiếu thốn, vẫn ngày đêm bám biển, ra khơi.

8 hòn đảo mới nổi được khách Việt mê đắm

Còn giữ nhiều nét hoang sơ nên không lạ khi Hòn Sơn, Hải Tặc hay đảo Phú Quý đã và đang là điểm đến của nhiều du khách.

http://laodong.com.vn/an-choi-nhay-mua/sung-so-truoc-ve-dep-den-nao-long-cua-dao-ly-son-359701.bld

Theo Mỹ Phượng / Báo Lao Động

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm