Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vẻ đẹp giếng làng Bắc Bộ

Hình ảnh giếng nước sân đình, ao làng với lũy tre xanh… từ trong dân gian xưa là những biểu tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam, in đậm trong lòng nhiều người con xa xứ.

Đặc điểm của giếng quê là luôn bình lặng, thâm tình, nơi âm thầm khơi những mạch nguồn dịu ngọt từ đời này qua đời khác, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Trong ảnh, giếng xóm Thắng Lợi, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Giếng không chỉ đơn thuần là nơi để lấy nước, mà là suối nguồn yêu thương, chứng kiến bao kỷ niệm, thăng trầm của người dân và làng xóm Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong ảnh là giếng làng Trường Yên, Chương Mỹ (Hà Nội).
Giếng làng Nghi Vịnh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Giếng quê, nước cũng có lúc đầy, lúc cạn. Những đêm thao thức cầm canh, đợi nước mới nhận hết cái hồn của nó. Trong ảnh là giếng xóm Tâm Hương, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Giếng chùa Trầm, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Giếng nước xưa ở nông thôn Bắc Bộ, đặc biệt là giếng xóm, nhìn chung không sâu lắm, có nơi chỉ cần đào 5-7 thước đã gặp mạch nước ngầm. Giếng làng (giếng đình) được đào tương đối sâu. Những vùng đất đỏ, rắn, ít sạt lở, thành giếng chủ yếu dựa vào nền đất tự nhiên.
Giếng xóm Thắng Lợi, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Quan niệm xưa nay của người Việt, trong ba ngày đầu năm mới, nhà nào cũng trữ nước đầy ắp các lu, bể. Chiều 30 Tết, giếng quê đông người lui tới, hối hả múc gánh, cười nói râm ran, rồi sau đó tĩnh lặng, bình yên. Đợi sang xuân, mùng 5 hay mùng 7 hạ nêu giếng quê mới cho khai nguồn trở lại.
Theo quan niệm xưa, đào giếng là một việc quan trọng trong đời sống. Lấp giếng lại càng kiêng kỵ hơn. Để tìm được mạch nước tốt (đặc biệt ở những vùng đất cao, mạch nước ngầm ẩn sâu trong lòng đất), khi chọn đất đào giếng, người ta thường dùng nhiều chiếc bát sứ lau khô, đợi khi mặt trời lặn đặt úp xuống đất. Sáng hôm sau lật bát lên, chiếc nào phía trong đọng nhiều hơi nước sẽ chọn nơi đó để đào. Trong hình là giếng xóm Suối, Chương Mỹ (Hà Nội).
Giếng làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Người xưa cũng thường chọn xây ở một góc vườn, gần nhà bếp, xung quanh đặt lu, bể trữ nước, trồng vài khóm bạc hà, rau thơm.
Giếng làng xây trong khuôn viên đình làng, còn giếng xóm xây ở những nơi tiện đường qua lại. Trong hình là giếng làng Sinh Liên, huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Giếng làng Trường Yên, Chương Mỹ (Hà Nội).
Giếng xóm Hạ, An Vỹ (Hưng Yên).

Khách Tây sửng sốt khi tới địa đạo Việt chứa được 600 người

“Không thể tin được đó là sự thật”; “Địa đạo quá thú vị, làm sao con người có thể sinh sống ở đây suốt 7 năm”… khách tham quan thường thốt lên như vậy khi đến với địa đạo Vịnh Mốc.

Ảnh: Xuân Chính

Bạn có thể quan tâm