Trong nhiều thế kỷ, người dân ở những nền văn hóa và văn minh khác nhau đã sử dụng hình thức trang điểm cho khuôn mặt để thực hiện các nghi lễ tôn giáo nhằm tăng tính thẩm mỹ, thậm chí là một cách bảo vệ sức khỏe hay phân biệt giai cấp trong xã hội. |
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue đã dành khoảng thời gian 10 năm chu du khắp thế giới để chụp ảnh hóa trang trên khuôn mặt của các dân tộc. |
Mỗi dân tộc đều có một phong cách tô vẽ riêng. Trong ảnh là bé gái trang điểm kiểu Shiva trong Lễ hội Maha Kumbh Mela của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ. |
Hai cậu bé mặc quần áo với các phụ kiện cầu kỳ và vẽ mặt trong Lễ hội Borobudur, đảo Java, Indonesia. |
Eric chụp ảnh khi tham dự các lễ hội của nhiều bộ tộc. Trong hình là một người phụ nữ bộ tộc Melpa trong lễ hội Sing Sing, trên đỉnh Hagen, Papua New Guinea. |
Nhiếp ảnh gia 52 tuổi chia sẻ: "Tôi thích chụp ảnh người dân tộc, vì vậy tôi cố gắng tham gia các lễ hội. Trong các lễ hội, tôi nhận ra rằng người ta trang điểm rất nhiều". |
Eric cũng thích nói chuyện về chủ đề trang điểm, ông coi đó là một cách để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau. Trong ảnh là một đứa trẻ ở Korcho, thung lũng Omo, Ethiopia. |
Những gương mặt biến hóa của người dân trong lễ hội Sing Sing, trên đỉnh Hagen, Papua New Guinea. |
Không chỉ trong các lễ hội, nhiều nơi trên thế giới, hóa trang được sử dụng như một cách bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời. Trong ảnh là một người đàn ông dân tộc Suri ở Ethiopia. |
Một người đàn ông Indonesia với khuôn mặt được tô vẽ tham dự Lễ hội Borobudur, đảo Java, Indonesia. |
Khuôn mặt của người dân tộc Arbore, thung lũng Omo, Ethiopia. |
Vũ công Kathakali hóa trang cho tiết mục múa truyền thống ở Kochi, Ấn Độ. |
Một người phụ nữ bộ tộc Kikuyu ở Kenya. |
Người phụ nữ hóa trang thành bộ xương tại lễ hội Sing Sing ở Papua New Guinea. |
Đứa trẻ ở sông Omo, thung lũng Omo, Ethiopia. |
Nghệ nhân opera Trung Quốc biểu diễn tại đền Goddess Of Mercy, đảo Penang, George Town, Malaysia. |
Người đàn ông trong lễ hội Tapati, Đảo Phục sinh. |