Tiến sĩ, giáo sư về Hậu Giang làm việc được hỗ trợ 200-300 triệu đồng. Ảnh: Lê Văn. |
HĐND tỉnh Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết "Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, khuyến khích tự đào tạo sau đại học, thu hút nhân lực, biệt phái và luân chuyển trên địa bàn tỉnh".
Theo đó, từ ngày 18/12, tỉnh sẽ hỗ trợ giáo sư, phó giáo sư 300 triệu đồng nếu về làm việc. Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 được hỗ trợ 200 triệu đồng, trường hợp tốt nghiệp từ nước ngoài được hỗ trợ 250 triệu đồng.
Người có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 được hỗ trợ 140 triệu đồng, tốt nghiệp ở nước ngoài về là 160 triệu đồng. Bác sĩ nội trú được hỗ trợ 160 triệu đồng.
Người được thu hút đến công tác ở Hậu Giang được hỗ trợ tiền thuê nhà 5 triệu đồng/tháng, trong vòng tối đa một năm.
Hậu Giang cũng hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học. Bậc tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 là 150 triệu đồng; Bậc thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 là 80 triệu đồng.
Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên thuộc Sở Y tế khi được cử đi đào tạo sau đại học sẽ được hưởng 50% các mức trên.
Công chức được khuyến khích tự đào tạo sau đại học, khi tốt nghiệp sẽ được nhận hỗ trợ một lần bằng 70% mức trên.
Đối với người được biệt phái, Hậu Giang hỗ trợ một lần 150 triệu đồng, trường hợp cán bộ, công chức là nữ được hỗ trợ thêm 20 triệu đồng.
Ngoài ra, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí đi lại trong thời gian biệt phái 1,5 triệu đồng/tháng. Người biệt phái được bố trí nơi ở, hưởng chính sách tại cơ quan, đơn vị nhận biệt phái…
Cán bộ, công chức, viên chức được tỉnh cử đi đào tạo nhận kinh phí hỗ trợ sẽ phải đền bù nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp; hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên