Vệ tinh tỷ USD của NASA gửi ảnh chụp Trái Đất sống động
Thứ tư, 25/1/2017 19:17 (GMT+7)
19:17 25/1/2017
Qua những bức ảnh có độ phân giải cao do vệ tinh thời tiết đời mới nhất của NASA gửi về, hành tinh xanh của chúng ta hiện lên sắc nét và sống động tới từng chi tiết.
Mặt trăng treo trên Trái đất trong bức hình này được
GOES-16 chụp lại vào ngày 15/1. Được phóng lên vào tháng 11 năm ngoái, GOES-16 là vệ tinh thời tiết tiên tiến nhất hiện nay do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển.
Ảnh chụp Tây bán cầu với độ sắc nét cao của GOES-16 vào ngày 15/1. GOES-16 cũng là vệ tinh mới nhất trong loạt thiết bị thăm dò giám sát Trái Đất của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).
GOES-16 đã chọn được vị trí tốt để ghi lại cơn bão lớn quét qua Bắc Mỹ và gây ra thời tiết băng giá nguy hiểm trên khắp nước Mỹ vào đầu năm nay. Các nhà khoa học có thể sử dụng hình ảnh và các thông tin khác thu thập từ vệ tinh để tăng cường giám sát thời tiết, dự báo, cảnh báo và theo dõi tốt hơn các cơn bão địa phương, hỏa hoạn, bão bụi, núi lửa phun trào,...
Các lớp cát sa mạc Sahara, ở bên phải của bức hình này, gây ra luồng khí khô thổi từ bờ biển châu Phi ảnh hưởng tới sự hình thành và cường độ của các cơn bão nhiệt đới.
Bức ảnh chụp lại vùng nước nông của Caribbe với màu xanh dương như đá quý. GOES-16 có khả năng cung cấp hình ảnh đầy đủ của bán cầu trong mỗi 15 phút, hình ảnh lục địa Mỹ mỗi 5 phút.
Lãnh thổ Argentina bị bao phủ bởi các cơn bão ở phía đông bắc và những đám mây hình thành bởi các ngọn núi ở phía tây nam
vùng Tây bán cầu.
Ảnh chụp những đám mây dọc bờ biển phía tây của Mỹ và bán đảo Baja của Mexico.
GOES-16 ghi lại các chuyển động về thời tiết trên bề mặt Trái Đất từ khoảng cách gần 36.000 km ngoài vũ trụ.
Ảnh chụp ngày 15/1 cho thấy một cơn bão dữ dội lan khắp vùng Trung Mỹ và cuối cùng di chuyển về phía đông bắc
mang theo luồng khí lạnh và ẩm ướt. GOES-16 có thể nhắm tới mục tiêu là các khu vực thời tiết khắc nghiệt, bão, cháy rừng, núi lửa phun trào và các hiện tượng môi trường lớn khác trong vòng 30 giây.
Những đám mây mỏng trên vùng đất Trung Mỹ cho phép GOES-16 nhìn thấy khói từ một đám cháy thổi tới bờ biển phía nam Mexico.
Đây là 2 hình ảnh do GOES-16 và GOES-13 chụp vào cùng một thời điểm trong ngày 15/1.
Với độ bao phủ gấp 5 lần, độ phân giải gấp 4 lần và các dải quang phổ gấp 3 lần các vệ tinh địa tĩnh trước đó, GOES-16 có thể cung cấp hình ảnh sắc nét và màu sắc trung thực hơn so với các GOES tiền nhiệm.
Trong năm 2017, thế giới sẽ có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên, nguyệt thực nửa tối, nguyệt thực một phần và 4 cơn mưa sao băng lớn.
Khi đáp xuống bề mặt hư ảo của Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vào năm 2005, tàu thăm dò Huygens đã khám phá ra một thế giới kỳ lạ tưởng như Trái Đất của chúng ta.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất với các thiết bị mới đắt tiền và hiện đại, đồng thời kết thúc sứ mệnh Sao Thổ đã kéo dài hơn một thập kỷ qua.