Hãy phân tích những nguyên nhân khiến mỗi sáng thức dậy trở thành nỗi ám ảnh để có thể giải quyết tận gốc.
1. Lo âu căng thẳng
Sự căng thẳng là nguyên nhân chính khiến bạn mệt mỏi mỗi sáng thức dậy. Khi bạn căng thẳng vì công việc, áp lực cuộc sống, quá trình sản xuất hormone điều hòa nhịp sinh học của cơ thể bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Hãy đặt mọi suy nghĩ lo âu ra khỏi tâm trí để có giấc ngủ trọn vẹn và không mệt mỏi vào mỗi sáng.
2. Tư thế ngủ sai
Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Tư thế ngủ sai khiến cơ thể bị gò bó và chèn ép các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau ê ẩm khi thức dậy. Ngủ sai tư thế có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, thần kinh mệt mỏi khi tỉnh giấc.
3. Ngủ quá muộn
Thời lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Mỗi người cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Điều này giúp cơ thể được thư giãn, khử độc tố, phục hồi và trẻ hóa. Khi bạn thức quá khuya để làm việc, giải trí, thời lượng giấc ngủ không đủ khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể uể oải kéo dài cả ngày.
4. Ngủ ngáy
Tất ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn đặt thêm áp lực cho cơ thể. Ngáy trong khi ngủ khiến nguồn oxy cung cấp cho não giảm. Não hoạt động trì trệ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mỗi sáng tỉnh giấc.
5. Vấn đề y tế
Bệnh tật và các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Một số loại thuốc giúp tỉnh táo có thể tác động lâu dài đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nhiều loại thuộc đặc trị có thể khiến khó ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần… Chúng cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi mỗi sáng thức dậy.
6. Béo phì
Những người béo phì thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mỗi sáng thức dậy. Cơ thể quá béo ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết, khiến giấc ngủ không được điều hòa. Ngoài ra, lớp mỡ ở cổ, vai, gáy dễ dẫn đến tình trạng ngủ ngáy và làm giấc ngủ tệ hơn. Hãy cố gắng giảm cân để nâng cao sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn.