Câu 1. Thành phần chủ yếu của nước mắt?
Nước mắt của con người có vị mặn. Theo các nhà khoa học, 99% thành phần của nước mắt là nước, muối chiếm tỷ lệ 1%. Muối có trong nhiều bộ phận cơ thể như nước mắt, mạch máu, mồ hôi. Thậm chí, lượng muối trong máu còn nhiều hơn cả trong nước mắt. |
Câu 2. Cơ quan nào giúp mắt nhìn thấy đồ vật?
Mắt được xem là chiếc máy quay phim kỳ diệu, thu nhận hình ảnh về thế giới xung quanh. Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, mắt nhìn được đồ vật là bởi giữa mắt có lỗ nhỏ được gọi là con ngươi (đồng tử). Ánh sáng lọt vào con ngươi, xuyên qua thủy tinh thể đi qua võng mạc. Võng mạc chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh đưa tới não. Nhờ đó, con người có thể nhìn thấy sự vật. |
Câu 3. Chớp mắt mang ý nghĩa gì?
Mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm của cơ thể và có khả năng tự bảo vệ từ các tác động bên ngoài. Hành động chớp mắt giúp những bụi bẩn li ti bám bên ngoài được rửa sạch, giúp mắt được nghỉ ngơi. |
Câu 4. Mắt không sợ hiện tượng tự nhiên nào?
Mắt là bộ phận trên cơ thể không sợ lạnh, bởi trên mắt có tế bào thần kinh xúc giác và cảm giác nhưng không có tế bào thần kinh cảm giác lạnh. Do đó, dù thời tiết lạnh tới đâu, mắt cũng không cảm thấy lạnh. |
Câu 5. Khi nào con người ngừng tiết nước mắt?
Nước mắt là tuyến duy nhất trên cơ thể không bao giờ cạn, trừ khi con người chết. Phía trên nhãn cầu có tuyến lệ, luôn tiết ra nước mắt, trừ khi con người ngủ. Tuy vậy, chúng ta sẽ không cảm thấy được nước mắt luôn chảy vì nước mắt được giàn ra trên bề mặt nhãn cầu, chảy vào xoang mũi qua ống lệ ở góc mắt. |
Câu 6. Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?
Mắt người cảm nhận màu sắc nhờ có tế bào hình nón. Tế bào này có 3 loại, cảm nhận 3 loại sắc tố cơ bản (đỏ, xanh lục, xanh lam). Với những tia sáng khác nhau, tế bào hình nón khác nhau phát ra tín hiệu khác nhau, thông báo tín hiệu tới bộ não, nhờ đó con người phân biệt được màu sắc. Người không phân biệt được màu sắc là bởi trong mắt thiếu đi tế bào hình nón chứa loại sắc tố đó. |