Trên mạng xã hội, câu nói “Không có bông tuyết nào trong sạch” bất ngờ phố biến trở lại sau khi Seungri, cựu thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc Big Bang, mãn hạn tù vào ngày 9/2. Nam thần tượng Kpop vừa thụ án thụ 1,5 năm tù với 9 tội danh bao gồm dụ dỗ mại dâm, đánh bạc và tham ô.
Câu nói như một lời mỉa mai rằng người sở hữu ngoại hình lương thiện, trong sáng chưa chắc đã có nhân cách tốt.
Tác giả của câu nói trên là Ngô Diệc Phàm. Thời điểm đó, cựu diễn viên, ca sĩ người Canada gốc Trung vướng vào loạt bê bối đời tư, bao gồm lừa đảo hàng chục cô gái, kẻ tình nghi hiếp dâm trẻ vị thành niên, rửa tiền, trốn thuế, sử dụng và liên đới đến đường dây mua bán ma túy.
Nhằm dập tắt tin đồn đang lan truyền, tháng 6/2021, Ngô Diệc Phàm chia sẻ trên trang Weibo cá nhân rằng “Không có bông tuyết nào là trong sạch”, kèm video quảng bá cho ca khúc của mình.
Nhiều người cho rằng nam thần tượng đang ám chỉ các đồng nghiệp trong làng giải trí Hoa ngữ là những “bông tuyết” - mang hình tượng đẹp trong mắt công chúng nhưng thực chất đang che giấu hành vi xấu.
Câu nói còn có thể hiểu theo một nghĩa khác là “Khi tuyết lở, không có bông tuyết nào là vô tội cả”, tức khi có bê bối xảy ra, những người tham gia sẽ không thoát khỏi liên quân.
Thế nhưng, chỉ khoảng một tháng kể từ dòng trạng thái đó, nam thần tượng bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ. Cuối năm 2022, Ngô Diệc Phàm bị phán quyết 13 năm tù giam cho tội danh cưỡng hiếp, dâm loạn tập thể. Sau khi thi hành án, anh sẽ bị trục xuất khỏi Trung Quốc.
Kể từ đó, câu “Không có bông tuyết nào là trong sạch cả” thường được Gen Z nhắc tới mỗi khi giới showbiz, cả trong và ngoài nước, xảy ra bê bối.
Ngay trong ngành giải trí Trung Quốc, ngoài Ngô Diệc Phàm, lần lượt những ngôi sao hàng đầu xứ tỷ dân như diễn viên Trịnh Sảng, Phạm Băng Băng, Triệu Vy… bị phong sát sau khi vướng vào các đại án, như trốn thuế, lừa đảo hay bỏ rơi con cái.
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.