Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao khủng long biến mất khỏi Trái Đất?

Từ chỗ là loài động vật bá chủ, khủng long hoàn toàn tuyệt chủng trên Trái Đất. Vì sao có hiện tượng này?

Loài người có thống trị Trái Đất nếu khủng long còn sống đến ngày nay? Nếu thiên thạch không rơi xuống, khủng long có thể còn sống và tiếp tục tiến hóa qua hàng triệu năm. Bộ não của chúng sẽ được thích nghi, phát triển cùng cơ thể.
Khung long anh 1

Câu 1: Khủng long xuất hiện vào kỷ nào trong lịch sử?

  • Kỷ Tam Điệp
  • Kỷ Phấn Trắng
  • Kỷ Jura
  • Kỷ Permi

Theo các nhà khoa học, loài khủng long xuất hiện trên Trái Đất vào đầu kỷ Tam Điệp (khoảng 230 triệu năm trước). Đây là loài động vật có xương sống chiếm ưu thế trên Trái Đất cho tới khi bị tuyệt chủng vào khoảng 66 triệu năm trước.

Khung long anh 2

Câu 2: Thuật ngữ "khủng long" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là…?

  • Thằn lằn
  • Khủng khiếp
  • Mạnh mẽ
  • Cả 3 nghĩa trên

Thuật ngữ "khủng long" được người Việt dịch ra từ tiếng Hán, có nghĩa là “rồng lớn”. Từ nguyên của nó là "Dinosaur" được nhà cổ sinh vật học Richard Owen đặt ra năm 1842. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "loài thằn lằn khủng khiếp, mạnh mẽ, kỳ diệu".

Khung long anh 3

Câu 3: Thức ăn của khủng long?

  • Thịt
  • Cỏ
  • Cả 3 loại trên

Khủng long là loài đa dạng trong lịch sử với hàng nghìn chi, loài khác nhau. Đến nay, hàng nghìn loài khủng long khác nhau đã được đặt tên. Thức ăn của chúng cũng rất phong phú, từ thịt sống, xác thối, cá, cỏ đến cả các loài côn trùng.

Khung long anh 4

Câu 4: Món ăn ưa thích của khủng long bạo chúa?

  • Thịt sống
  • Thịt thối
  • Cá sống
  • Cỏ non

Khủng long bạo chúa (T-rex) được xem là "vua của các loài khủng long", hung hãn bậc nhất, từng tồn tại trong lịch sử. Theo nhà cổ sinh vật David Burnham tại Đại học Kansas, Mỹ, thức ăn của khủng long bạo chúa là thịt sống. Nó thường ăn thịt cả những loài khủng long ăn cỏ khác.

Khung long anh 5

Câu 5: Loài khủng long bạo chúa từng sống ở vùng đất nào hiện nay?

  • Bắc Mỹ
  • Tây Âu
  • Bắc Phi
  • Nam Á

Theo các nhà khoa học, khủng long bạo chúa là một chi khủng long chân thú, sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex (thường rút gọn là T. rex). Chúng sinh sống ở phía Tây của Bắc Mỹ hiện nay. Khi đó, vùng này là một lục địa đảo. Hóa thạch của Tyrannosaurus được tìm thấy có niên đại khoảng 67 triệu năm về trước.

Khung long anh 6

Câu 6. Khủng long bạo chúa di duyển bằng?

  • Cánh
  • Cánh và chân
  • Hai chân
  • Bốn chân

Khủng long bạo chúa là loài động vật ăn thịt di chuyển bằng 2 chân, với một hộp sọ lớn và giữ thăng bằng bởi cái đuôi dài, nặng. So với hai chi sau to khỏe, chi trước củaTyrannosaurus ngắn nhưng đặc biệt mạnh so với kích thước của nó và có hai ngón có móng vuốt. Theo các nhà khoa học, khủng long bạo chúa là động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại.

Khung long anh 7

Câu 7. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của khủng long là?

  • Hoạt động của núi lửa
  • Nhiệt độ Trái Đất hạ xuống
  • Thiên thạch va vào Trái Đất
  • Nước biển dâng lên

Năm 1980, một số nhà khoa học nêu quan điểm rằng một tiểu hành tinh đã va vào Trái Đất vào khoảng 66 triệu năm về trước ở vùng Mexico ngày nay, khiến nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên đột biến, khiến tất cả loài khủng long và ¾ sinh vật trên Trái Đất tuyệt chủng.

Khung long anh 8

Câu 8. Loài nào sau đây được xem như hậu duệ của khủng long?

  • Chim
  • Rồng
  • Rắn
  • Cá sấu

Các nhà khoa học nhận định thực tế khủng long không hoàn toàn tuyệt chủng, nó vẫn còn hậu duệ đến hôm nay. Đó chính là các loài chim, được tiến hóa từ một nhánh khủng long biết bay, có kích thước nhỏ ngày xưa.

Điều gì xảy ra nếu khủng long không bị tuyệt chủng? Nếu như tiểu hành tinh không tấn công Trái Đất, khủng long có tồn tại đến ngày nay và chúng ta có thể sống cùng chúng không?

Bạn biết gì về dơi quỷ chuyên hút máu người và động vật

Dơi quỷ là loài chuyên hút máu. Để tồn tại, chúng phải hút máu hàng ngày hoặc ít nhất hai ngày một lần?

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ

Bạn có thể quan tâm