Nguồn gốc của kim cương
Theo tài liệu ghi chép, viên kim cương đầu tiên được tìm thấy tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên trên con đường giao thương giữa Ấn Độ và Trung Quốc với cái tên "Con đường tơ lụa". Năm 327, Alexander Đại đế mang những viên kim cương từ Ấn Độ về châu Âu. Với khả năng khúc xạ tạo ra ánh sáng lấp lánh, kim cương được xem như món trang sức rất có giá trị, khẳng định đẳng cấp của người dùng. Vào năm 1866, Erasmus Jacobs đi dọc bờ sông Cam bất chợt nhìn thấy một viên sỏi bình thường, nhưng hóa ra đó là viên kim cương có trọng lượng 21,25 carat. Vào năm 1871, viên kim cương khổng lồ có trọng lượng 83,50 carat được khai quật trên ngọn đồi Colesberg Kopje ở Nam Phi. Ngày nay, những món trang sức kim cương được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của các nghệ nhân nhằm mang lại vẻ lấp lánh, nổi bật thể hiện đẳng cấp của người dùng.
Vì sao kim cương có giá đắt đỏ?
Theo hãng kim cương lớn nhất thế giới De Beers, người Nam Phi từng dùng kim cương làm tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng từ hàng trăm năm trước, bởi vùng đất có trữ lượng kim cương hàng đầu thế giới. Khan hiếm vật lý không phải là nguyên nhân chính dẫn tới giá trị của của kim cương, mà chúng đến từ chi phí khai thác đắt đỏ, ảnh hưởng của sự độc quyền và những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của loại đá quý này. Giá trị của kim cương được định theo 4 chữ C: trọng lượng (Carat), độ tinh khiết (Clarity), màu sắc (Colour) và độ sáng (Cut - số lượng và cách thức cắt mặt kim cương). Điều này khiến những viên kim cương sử dụng làm trang sức có giá trị cao hơn hẳn loại dùng trong ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, giá trị của loại đá quý này cũng tăng đều theo khối lượng, ví dụ như viên kim cương càng to thì mức giá sẽ càng cao.
Quy trình chế tác của một viên kim cương đắt giá
Kim cương thô lúc này sẽ được các chuyên gia giám định dựa trên trọng lượng, màu sắc và độ trong suốt trước khi chế tác. Lúc này, kim cương được phân thành hai loại chính gồm: kim cương sản xuất trang sức và kim cương dùng trong công nghiệp. Để tạo ra những viên kim cương giá trị nhất từ đá thô, từng mảnh nhỏ của chúng được kiểm tra, tạo ra phiên bản 3D để phân tích nguồn gốc. Sau đó, chúng được cắt tỉa trước khi tạo hình. Các công nhân sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm những lỗ hổng và trọng lượng viên đá. Sau khi cắt, những viên kim cương sẽ được chuyển đến phòng chế tác. Ở đây, các nghệ nhân sẽ cắt gọt cẩn thận để tạo ra một kiệt tác làm nên giá trị quý báu cho một viên kim cương với độ khó, sự tinh xảo, tỉ mỉ của từng công đoạn. Nghệ nhân điêu luyện với nhiều năm kinh nghiệm mới có thể tạo ra một viên kim cương đẳng cấp nhất.
Sử dụng trang sức kim cương như một món đồ thể hiện đẳng cấp
Ngày trước, các món đồ trang sức chủ yếu được làm bằng vàng hay bạc để phục vụ mục đích tích trữ hoặc quy đổi thành hiện kim. Hiện nay, việc sử dụng trang sức phải đáp ứng như cầu thể hiện phong cách nhằm chứng tỏ sự khác biệt của bản thân.
Chính vì vậy kim cương dần lên ngôi với những ưu điểm riêng. Chỉ những người đẳng cấp cùng trình độ nhận thức sành sỏi trong nghệ thuật, mới có thể hiểu được giá trị thật sự của những món đồ đắt tiền này.
Loại đá quý kỳ diệu đang trở thành một xu hướng trang sức thời thượng, tạo nên phong cách và đẳng cấp riêng cho phái đẹp và đặc biệt chính là sự ưa chuộng của các nữ doanh nhân nổi tiếng, trong đó có Shark Link.
Nhân dịp ra mắt BST Brilliant Style, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI ưu đãi 10% toàn bộ sản phẩm trong BST và áp dụng chương trình Cào là trúng với cơ cấu giải thưởng gồm 25 chuyến du lịch cao cấp và hàng nghìn quà tặng vàng hấp dẫn. Chương trình áp dụng tại hệ thống trung tâm vàng bạc đá quý DOJI trên toàn quốc. Xem thêm tại đây