1. Cao lầu là đặc sản nơi nào?
Cao lầu là món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Thoạt nhìn, cao lầu giống như mì nhưng không phải mì. Người Nhật cho rằng cao lầu giống mì udon của Ise nhưng khác về hương vị và cách chế biến. Ảnh: @wearehungryfortraveling. |
2. Vì sao món ăn có tên là cao lầu?
Thời xưa, các quán ăn đều có 2 tầng. Chỉ những thương nhân giàu có mới được phục vụ trên tầng cao. Món ăn này hay được gọi để mang lên "lầu cao" cho thực khách. Từ đó, tên cao lầu ra đời. Ngoài ra, một số người cho rằng những thương nhân giàu có thường phải leo lên tầng cao của quán để vừa ăn, vừa trông hàng. Ảnh: @lanikingston. |
3. Cao lầu xuất hiện từ thế kỷ thứ mấy?
Cao lầu xuất hiện từ thế kỷ 17, khi cảng Hội An vừa được khai thông. |
4. Thứ nào sau đây không dùng để chế biến món cao lầu?
Món cao lầu được chế biến rất công phu. Đầu tiên, người ta đem gạo thơm ngâm vào nước tro. Tro này là tro nấu củi lấy ở Cù Lao Chàm. Gạo này sau đó được lọc kỹ và xay thành bột để làm mì. Nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ. Khi ăn, người ta thêm ít rau sống trồng ở làng rau Trà Quế. Trong tô cao lầu, người ta bỏ thêm giá, thịt xá xíu và tép mỡ. Đặc biệt, thịt xá xíu chỉ dùng thịt lợn cỏ, săn chắc, thơm, da mỏng và nhiều nạc. Ảnh: @_niiniinii. |
5. Màu nguyên bản của sợi mì trong món cao lầu là...
Sợi mì dùng làm món cao lầu có màu vàng. Nguyên nhân xuất phát từ quá trình ngâm gạo vào nước tro. Ảnh: @jw_cafehanoi. |
6. Ngày trước, món cao lầu thường được ăn vào dịp nào?
Không giống như phở của Hà Nội hay các món ăn dành cho ngày lễ như bánh chưng và bánh trôi, từ trước đến nay, người ta có thể thưởng thức cao lầu bất cứ lúc nào. Ảnh: @speckontheglobe. |
7. Tờ báo nước ngoài nào từng ca ngợi món cao lầu?
Năm 2017, The Guardian, tờ báo của Anh, đã mô tả cao lầu là món ngon chứa đựng lịch sử của cả Hội An chỉ trong một tô mì. Ảnh: @e1sh. |