Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao một số người thích sự sợ hãi?

Halloween là thời điểm mọi người có thể thỏa sức tưởng tượng. Đối với nhiều người, đây là một dịp tuyệt vời để xem những bộ phim kinh dị và tận hưởng nỗi sợ hãi.

Sợ hãi là một cảm xúc phức tạp mà mỗi người trải nghiệm theo cách khác nhau. Ảnh: Shutterstock.

Dù bạn có phải là fan của những bộ phim rùng rợn hay không thì không thể phủ nhận rằng chúng là một phần quan trọng của mùa Halloween. Đối với nhiều người, xem phim kinh dị là cách hoàn hảo để hòa mình vào tinh thần Halloween. Nỗi sợ hãi khiến ngày lễ này trở nên vui vẻ hơn.

Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên của con người giúp chúng ta tồn tại. Cảm giác này được kích thích khi chúng ta gặp nguy hiểm hoặc đối mặt với điều tồi tệ sắp xảy ra. Nỗi sợ hãi là một tín hiệu cảnh báo hữu ích nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta bị choáng ngợp.

Các nỗi sợ hãi khác nhau

Nỗi sợ tác động đến con người theo những cách khác nhau.

Nỗi sợ hãi thực tế được kích thích bởi mối nguy hiểm có thật, chẳng hạn như sợ bị trượt bài kiểm tra hoặc bị tai nạn xe hơi khi lái xe trong cơn bão.

Nỗi sợ hãi phi thực tế dựa trên mối nguy hiểm không có thật hoặc rất khó xảy ra, chẳng hạn như sợ một con ma tấn công trong giấc ngủ hoặc sợ tất cả bạn bè đều thầm ghét mình.

Nỗi sợ hãi nguyên thủy là nỗi sợ bản năng được khắc sâu vào não bộ, giống như sợ độ cao hoặc sợ nhện. Phim kinh dị và nhà ma thường làm mồi cho nỗi sợ hãi này.

Nỗi sợ hãi mạn tính là nỗi sợ hãi hoặc căng thẳng kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe. Nó bao gồm các trường hợp rối loạn lo âu, căng thẳng tại nơi làm việc và bị lạm dụng.

Tại sao chúng ta thích sợ hãi?

Không bất ngờ khi nhiều người thích thú với những trò dọa ma thú vị mùa Halloween. Xem phim kinh dị, đi nhà ma và nghe kể chuyện ma là những hoạt động được nhiều người yêu thích. Ngoài dịp Halloween, nhiều người cũng thích đi tàu lượn siêu tốc, nhảy dù và những hoạt động khác.

thich su so hai anh 1

Vào dịp Halloween, nhiều người thích xem phim kinh dị, đi nhà ma và nghe kể chuyện ma rùng rợn. Ảnh: Freepik.

Tại sao chúng ta thích những hoạt động kích thích nỗi sợ hãi? Vì nỗi sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ có thể gây phấn khích. Khi sợ hãi, nhịp tim tăng lên và adrenaline trong cơ thể tăng tiết. Điều này có thể làm chúng ta cảm thấy tràn đầy sức sống và hứng khởi hơn.

Một lý do khác là việc đối mặt với nỗi sợ hãi có thể giúp chúng ta cảm thấy kiểm soát được cuộc sống của mình nhiều hơn. Khi thường xuyên tiếp xúc với những thứ khiến mình sợ hãi, chúng ta có thể trở nên vô cảm với chúng và cảm thấy mình có thể xử lý bất cứ điều gì xảy ra.

Nỗi sợ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ có thể có tác động đáng kể đến cơ thể. Khi sợ hãi, cơ thể chuyển sang chế độ “chống trả hoặc bỏ chạy” bằng cách kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Điều này giải phóng các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol.

Những hormone này có thể gây ra các phản ứng thể chất bao gồm tăng nhịp tim, thở nhanh, tăng huyết áp và đường huyết. Nó cung cấp năng lượng cần thiết để chúng ta chống trả hoặc chạy trốn khỏi nguy hiểm.

Ngoài ra, cortisol cũng ức chế hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn. Điều này đặc biệt đúng với chứng sợ hãi và căng thẳng mạn tính. Khi thường xuyên căng thẳng, cơ thể luôn phải cảnh giác cao độ và nồng độ cortisol liên tục tăng cao. Tình trạng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu và tăng nguy cơ bệnh tật.

Tuy nhiên, nỗi sợ cũng có những tác động tích cực đến cơ thể. Nỗi sợ hãi có thể giúp chúng ta tránh những tình huống nguy hiểm hoặc biết được điều gì bất ổn.

Sự sợ hãi ảnh hưởng đến hiệu suất như thế nào?

Nỗi sợ hãi cũng có thể tác động đến hiệu suất theo cách tích cực và tiêu cực. Khi sợ hãi, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ "chống trả hoặc bỏ chạy" và tiết ra các hormone để đối phó với mối đe dọa. Những hormone này gây ra các thay đổi về thể chất khiến chúng ta khó có thể suy nghĩ rõ ràng và hành động tốt nhất.

Mặc dù phản ứng này có lợi trong các tình huống thực sự nguy hiểm nhưng nó có thể gây bất lợi trong các tình huống khác. Ví dụ, khi đang làm bài kiểm tra hoặc thuyết trình, những thay đổi về thể chất do các hormone này gây ra có thể khiến chúng ta khó tập trung và không thể hiện được tốt nhất.

May mắn là vẫn có những cách chống lại tác động của những hormone này. Ví dụ, hít thở sâu có thể giúp làm dịu hệ thần kinh và cải thiện sự tập trung.

Sợ hãi là một cảm xúc phức tạp mà mỗi người trải nghiệm theo cách khác nhau. Một số người thích các hoạt động cảm giác mạnh đẩy họ ra ngoài vùng an toàn của bản thân như nhảy dù hoặc học các kỹ năng mới. Trong khi những người khác thấy rằng những hoạt động đó đẩy họ vào vòng xoáy lo lắng.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật


Hai cách giảm cơn ho cho trẻ tại nhà

Thuốc tốt nhất để giúp giảm cơn ho cho trẻ là cha mẹ nên giúp con thoải mái, uống đủ nước. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng siro ho từ dứa hay massage.

Minh Ngọc

Bạn có thể quan tâm