Vì sao nam giới dễ bị mất cơ bụng 6 múi như Đặng Văn Lâm?
Thứ sáu, 19/6/2020 18:05 (GMT+7)
18:05 19/6/2020
Thói quen sống và quy trình tập luyện không khoa học sẽ khiến các chàng trai khó duy trì cơ bắp lâu dài.
Trong lần khám sức khỏe định kỳ của CLB Muangthong United (Thái Lan) mới đây, Đặng Văn Lâm gây chú ý khi phần cơ bụng 6 múi không còn rõ nét. Dịch bệnh kéo dài cùng sự gián đoạn trong tập luyện và thi đấu khiến ngoại hình của thủ thành sinh năm 1993 bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, còn những nguyên nhân nào khiến các chàng trai dễ bị mất cơ bắp như Đặng Văn Lâm? Ảnh: Muangthong United.
Hút thuốc lá: Thuốc lá sẽ hủy hoại thành quả tập luyện của bạn. Hút thuốc nhiều làm giảm lượng hormone testosterone, vốn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng các khối cơ. Những chất độc hại từ thuốc lá còn gây tổn thương hệ hô hấp, khiến bạn khó hấp thụ oxi vào máu, dẫn đến nhanh mệt hơn khi tập. Ảnh: Eat This, Not That.
Sử dụng rượu bia: Không chỉ thuốc lá, rượu bia cũng là nguyên nhân gây suy giảm hormone testosterone, từ đó cản trở sự tăng trưởng kích thước của cơ bắp. Chất cồn trong rượu bia cùng những món ăn giàu chất béo trên bàn nhậu là tác nhân thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ thừa. Ảnh: Fitneass.
Không ăn đủ lượng protein cần thiết: Không dung nạp đủ protein dù dành hàng giờ đồng hồ trong phòng tập, cơ bụng 6 múi cũng không thể phát triển. Mặt khác, nếu bạn đã có lượng cơ bắp như ý, sự thiếu hụt protein sẽ khiến chúng nhanh chóng biến mất. Ảnh: Men's Health.
Dung nạp nhiều chất béo: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thịt mỡ, khoai tây chiên, thức ăn nhanh… sẽ gia tăng lượng cholesterol xấu, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và béo phì. Khi lượng chất béo được hấp thu quá nhiều sẽ tạo thành mỡ thừa, tích tụ dưới da ở quanh vùng eo, hông, bụng... Ảnh: Science ABC.
Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Bạn cần một lượng calories cần thiết để tăng năng suất trong lúc tập. Nếu để bụng đói hoặc ăn ít trước buổi tập, năng lượng từ cơ bắp bị đốt cháy dẫn đến ngày càng teo tóp đi. Bên cạnh đó, sau khi tập, cơ bắp cũng cần protein, chất dinh dưỡng để phục hồi và phát triển. Ảnh: Men's Health.
Tập quá nhiều hoặc quá ít: Tập luyện trong thời gian dài, nhất là những bài tập cardio sẽ làm chúng ta mất nhiều calories. Khi lượng calories xuống dưới mức cho phép, cơ thể sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ glycogen, chất béo dự trữ và protein gây nên hiện tượng suy giảm cơ bắp. Mặt khác, tập luyện với cường độ ngày càng giảm sẽ khiến các múi cơ không được kích thích để duy trì kích thước hoặc to ra thêm. Ảnh: Ask Muscle.
Ngủ không đủ giấc: Nếu thiếu ngủ, hormone tăng trưởng HGH giúp xây dựng cơ bắp sẽ giảm đi, đồng thời hormone gây stress là cortisol tăng lên. Cortisol có tác dụng ngược lại với HGH, nghĩa là nó phá vỡ mô cơ, lấy đi protein trong cơ bắp để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh: Men's Journal.