Emily Nagoski, một chuyên gia tình dục nổi tiếng của Mỹ, tác giả của cuốn sách Nghiên cứu khoa học mới đầy bất ngờ sẽ làm thay đổi đời sống tình dục của bạn đã đưa ra một kiến giải cho vấn đề này trên Huffington Post.
"Bàn đạp và phanh"Bà Nagoski thừa nhận, bà thường xuyên vấp phải câu hỏi này trong các lần gặp gỡ bệnh nhân hoặc khi thuyết trình. "Để tìm ra câu trả lời, trước hết cần hiểu được cơ chế khoa học của việc vì sao chúng ta có thể đạt tới cực khoái đã".
Vị chuyên gia này mô tả cơ chế đó giống như một "cỗ máy kiểm soát kép" trong não, mà hai thành tố đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ với nhau thì chủ thể mới có thể lên đỉnh được.
Một thành tố là "tăng tốc tình dục" (được so sánh với bàn đạp) - chuyên phản ứng trước các kích thích giới tính và ra lệnh cho cơ thể phải "mạnh dạn theo đuổi hơn nữa". Trong khi thành tố còn lại là "giảm tốc tình dục", được coi như một bộ phanh tự nhiên của não, kìm hãm sự thăng hoa của cơ thể vì những lý do mang tính bảo vệ.
Giữa hai phái, nam giới thường có cơ chế bàn đạp nhạy cảm hơn, trong khi hệ thống phanh lại ít nhạy. Ngược lại, phái nữ có cơ chế phanh cực nhạy, còn bàn đạp lại ít nhạy hơn. Cách thức phái mạnh và phái yếu đạt tới cực khoái thực ra không khác nhau nhiều, nhưng phụ nữ sẽ phải cần đến nhiều kích thích cũng như cảm giác thoải mái, an toàn hơn trước khi họ có thể bắt đầu nhập cuộc.
Câu hỏi nữa đặt ra là điều gì có thể ảnh hưởng, tác động đến cơ chế phanh này? Theo chuyên gia Nagoski, bất cứ thứ gì cũng có thể khiến phái nữ bị phân tán và kích hoạt cơ chế phanh. Suy nghĩ đạo đức, nỗi lo lắng về việc có ai đó sẽ vào phòng, nhiệt độ không phù hợp... đều có thể coi là phanh.
Chìa khóa để giải quyết vấn đề là phải nhận dạng được nguyên nhân gây ra cơ chế phanh này ở từng người, rồi tìm ra cách khả thi để vượt qua nó. Đôi khi lời giải có thể cực kỳ đơn giản, kiểu như đi thêm đôi tất để giữ cho bàn chân không bị lạnh mà thôi.