Vì sao nấu cơm trên đỉnh núi cao 5.000 m, lửa cháy to, nước trong nồi sôi, nhưng vẫn không chín?
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao - Tri thức thế kỷ 21 Vật lý", trên độ cao 5.000 m so với mặt nước biển, nước ở nồi cơm không vượt quá 85°C. Trên đỉnh nóc nhà thế giới - đỉnh núi Everest (với độ cao khoảng 8.848 m), nước ở nhiệt độ xấp xỉ 73,5°C, cũng đã đạt tới điểm sôi. Nhiệt độ này không đủ nấu chín cơm được. |
Vì sao đi xe đạp trên đất sét nhão rất tốn sức?
Sách "10 vạn câu hỏi vì sao - Tri thức thế kỷ 21 Vật lý" lý giải: Khi xe muốn đi tới, trước hết phải nâng bánh xe đạp khỏi rãnh. Đất sét càng mềm, bánh xe lún càng sâu, sự ngăn trở của rãnh đối với việc đi tới của xe càng lớn nên lực đẩy cần thiết để cho xe đi tới cũng càng lớn. |
Vì sao một số địa phương lại thích đội vật nặng lên đầu?
Người xách vật nặng khi bước đi phải tiêu hao một phần năng lượng để khắc phục trọng lực của người và vật nặng mà sinh ra công. Nếu đặt vật nặng lên trên đầu, do cột sống của con người có tính đàn hồi, vật nặng như đè lên lò xo. Khi người bước đi, sự nhấp nhô của vật nặng tương đối nhỏ, công sinh ra để khắc phục trọng lực của vật nặng nhỏ đi, năng lượng tiêu hao của người cũng giảm nhỏ tương ứng. Vì vậy, người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. |
Vì sao những hạt nước trên lá sen đều tròn vo?
Các phân tử bề mặt hạt nước chịu sức hút của các phân tử nội bộ, sinh ra xu thế chuyển động hướng vào bên trong. |
Vì sao diều có thể bay lên cao?
Gió thổi lên diều sẽ sinh ra một áp suất thẳng góc với mặt diều. Do mặt diều nghiêng xuống dưới, gió thổi tới có áp suất nghiêng lên trên đối với nó. Trọng lượng của diều rất nhẹ, áp suất hướng lên trên của không khí đủ để đưa diều lên trời xanh. |
Vì sao đi bộ trong ngõ nhỏ ban đêm lại phát ra tiếng vọng?
Ngõ nhỏ rất hẹp, tiếng vọng của chân bước sau khi đập vào tường, còn có thể tiếp tục sinh ra phản xạ. Ngõ càng hẹp, số lần phản xạ cũng càng nhiều. |