Mùa cúm cuối năm nay có thể nghiêm trọng hơn những năm trước, do tình trạng gián đoạn tiêm chủng cúm suốt 2 năm đại dịch Covid-19 và sự xuất hiện của biến chứng mới liên quan đến hệ thần kinh. Đây là cơ sở để các cơ quan y tế khuyến cáo nhóm đối tượng nguy cơ cao - đặc biệt người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn - tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt.
Cúm có thể tăng nguy cơ suy tim cấp ở bệnh nhân tim mạch
Cúm là một trong những tác nhân gây kịch phát bệnh lý tim mạch (như mạch vành, tai biến mạch máu não - đột quỵ, tăng huyết áp, động mạch ngoại biên, thấp tim, tim bẩm sinh, suy tim…), dẫn đến diễn tiến nặng, tăng nguy cơ tử vong. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo người bệnh tim và những người đã bị đột quỵ có nguy cơ gặp biến chứng do cúm.
Người dân tiêm vaccine phòng cúm tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC. |
Lý giải rõ hơn, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh TP.HCM - cho biết người bệnh tim mạch mắc cúm dễ hình thành nên huyết khối trong lòng mạch, làm nứt vỡ mảng xơ vữa, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Đặc biệt, người trên 65 tuổi bị bệnh tim bội nhiễm virus cúm có thể gặp các cơn rung nhĩ đáp ứng thất nhanh kịch phát, dễ dẫn đến suy tim cấp.
Cũng theo vị chuyên gia, người có bệnh tim mạch bội nhiễm virus cúm phải dùng lượng lớn thuốc để hỗ trợ điều trị suy tim, điều này gây nguy hiểm và tăng nguy cơ tử vong nhiều lần.
Công tác tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng với nhóm có nguy cơ gặp biến chứng cao, gồm người mắc bệnh lý tim mạch. Vaccine không chỉ phòng bệnh cúm mà còn bảo vệ họ khỏi biến chứng, giảm nguy cơ diễn tiến bệnh tim mạch do cơ chế tấn công của virus vào các cơ quan khác như phổi, tim… gây cơn kịch phát.
“Khuyến cáo mới đây của Hội Tim mạch Việt Nam chỉ rõ người suy tim nói riêng và người mắc bệnh lý tim mạch nói chung nên tiêm ngừa cúm, đặc biệt tiêm trước khi bước vào mùa đông để phòng biến chủng mới, ngăn ngừa tình trạng suy tim cấp do cúm gây ra”, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh nói thêm.
Người bệnh tiểu đường nhiễm virus cúm có thể gặp biến chứng
Theo báo cáo của CDC, trong những năm gần đây, khoảng 30% số ca nhập viện điều trị cúm ở người trưởng thành có bệnh nền tiểu đường.
Với người mắc bệnh tiểu đường (type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ), việc đồng nhiễm virus cúm khiến tình trạng đái tháo đường khó kiểm soát bởi đường huyết tăng hoặc giảm thất thường. Cúm còn khiến người bệnh tiểu đường có nguy cơ chuyển nặng do hệ thống miễn dịch kém, ít có khả năng chống lại nhiễm trùng và việc kiểm soát lượng đường trong máu khó khăn. Cả khi kiểm soát tốt tình trạng bệnh nền, họ vẫn có nguy cơ cao gặp biến chứng từ cúm như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai…
CDC khuyến nghị tất cả người mắc bệnh tiểu đường (từ 6 tháng tuổi trở lên) nên tiêm phòng cúm bởi đây là cách an toàn, đơn giản để giảm nguy cơ mắc bệnh. Cơ sở của khuyến nghị này đến từ việc vaccine ngừa cúm mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường - vừa phòng ngừa cơ hội tấn công của virus cúm, vừa giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng do đồng nhiễm. Với mỗi mũi vaccine cúm, người bệnh tiểu đường giảm 56% tỷ lệ biến chứng do cúm, 54% nguy cơ nhập viện, 58% nguy cơ tử vong.
Cúm nguy hiểm với người bị phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn
Ở nhóm bệnh nhân mạn tính về hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, cúm có thể diễn tiến nặng và gây viêm phổi. Những trường hợp viêm phổi nặng phải nhập viện, thở máy, nguy cơ tử vong cao.
Khách hàng được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm vaccine tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC. |
PGS.TS.BS Trần Quang Bính - Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM - nhận định trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại, đồng nhiễm SARS-CoV-2 và virus cúm là điều đáng lo ngại với người mắc bệnh hô hấp. Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng này cần chủ động dự phòng đặc hiệu cúm bằng vaccine.
“Nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine cúm có hiệu quả bảo vệ người bệnh hô hấp mạn tính như hen và COPD, giảm cơn cấp và kịch phát 40-70%, giảm đợt bệnh hô hấp cấp, hạn chế sử dụng thuốc giãn phế quản, steroid toàn thân”, bác sĩ nhấn mạnh.
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tiêm chủng VNVC, virus cúm thay vỏ mỗi năm, tạo nên những tuýp kháng nguyên mới và nguy hiểm. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine cúm nhắc lại hàng năm, trước khi virus lây lan. Bởi mất khoảng hai tuần sau tiêm, cơ thể mới sản xuất kháng thể đầy đủ.
Tại Việt Nam, vaccine cúm tứ giá có chứa đến 4 chủng virus nguy hiểm và thường gặp nhất, gồm hai chủng cúm A(H1N1), A(H3N2) và hai chủng cúm B(Victoria) B(Yamagata). Với hiệu quả phòng ngừa toàn diện, đây là vaccine được CDC và ACIP khuyến khích tiêm trong mùa cúm 2022-2023.
Hiện nay, 100 trung tâm thuộc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cung ứng hai loại vaccine tứ giá gồm Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp) với quy trình bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, quá trình tiêm chủng đảm bảo an toàn. Dịp này, vaccine cúm tứ giá thế hệ mới và nhiều loại vaccine hot, vaccine khan hiếm đang được ưu đãi giá tại VNVC. Đây là cơ hội để người dân tiêm vaccine với giá hợp lý, nhiều lựa chọn, đảm bảo sức khỏe trước mùa cúm cuối năm.