Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao người nói được?

Người nói cũng rất giống kèn phát ra âm thanh. Nguồn âm để người nói là một đôi thanh đới, nó giống như hai cái quạt đặt ở họng.

Bạn đã thổi kèn rồi chứ? Kèn làm sao phát ra được âm thanh? Khi bạn thổi kèn, dòng không khí được thổi vào từ khoang miệng, rồi đi qua làm rung động trên miệng kèn, làm cho “lam rung” rung mà phát ra âm thanh.

Vì vậy, nguồn âm để kèn phát ra âm thanh là lam rung. Âm thanh mà lam rung phát ra rất nhỏ và cũng rất đơn điệu. Để cho âm thanh to lên, phải lắp thêm một khoang cộng hưởng, đó chính là ống kèn. Nhờ có sự giúp đỡ của ống kèn, âm thanh của kèn không những to lên mà còn phong phú thêm.

Người nói cũng rất giống kèn phát ra âm thanh. Nguồn âm để người nói là một đôi thanh đới, nó giống như hai cái quạt đặt ở họng. Khi người ta nói, khí từ phổi đi ra qua mối nối hẹp trung gian của thanh đới, thanh đới sẽ theo dòng khí mà rung động để phát ra âm thanh. Khi nói to, nếu bạn dùng tay sờ vào cổ họng bạn sẽ cảm thấy sự rung động của thanh đới.

Vi sao nguoi noi duoc anh 1
Ảnh minh họa.

Âm thanh do thanh đới phát ra tuy rõ ràng nhưng vô cùng yếu ớt và cũng rất đơn điệu nên cần phải có sự giúp đỡ của khoang cộng hưởng mới có thể làm cho tiếng nói trở nên to và phong phú.

Xung quanh thanh đới, phần đầu và ngực người có nhiều khoảng rỗng lớn nhỏ như khoang yết hầu, khoang cổ họng, khoang miệng, xoang mũi, xoang đầu, khoang ngực…

Khi dòng khí kích thích thanh đới rung động thì những khoang rỗng này cũng đồng thời rung động với độ khác nhau, chúng giống như ống kèn, không những phóng to âm thanh lên mà còn làm âm thanh vừa có âm sắc riêng vừa phong phú nhiều vẻ.

Nếu chỉ phát ra âm thì chưa thể hình thành lời nói. Muốn nói được phải phát ra được từng chữ, đó là cách “phát trọng âm”.

Khi phát trọng âm, môi trên, môi dưới, răng người không ngừng đóng, mở hoặc vừa đóng vừa mở, lưỡi cũng không ngừng hoạt động co duỗi hoặc lên xuống. Sự hiệp đồng động tác của chúng làm cho lời nói phát ra một cách thuận tiện. Những khí quản này được gọi thống nhất là cơ quan tạo thành tiếng nói.

Thế giới có gần 10 tỷ người, tiếng nói của mỗi người đều không ai giống ai. Âm thanh của lời nói cũng như vân tay, là tiêu chí đặc thù của mỗi người.

Khi phân biệt tiếng nói, trước hết phải phân tích tần số dao động của âm thanh xem xét sự tạo thành của nó, sau đó biến tần số dao động cơ bản của âm thanh thành con số.

Những con số này không chỉ là tiêu chí đặc trưng lời nói của mỗi người mà còn có thể dựa vào tần số dao động do con số cung cấp để lại hợp thanh thành lời nói. Đó chính là sự phân tích ngữ âm và kỹ thuật hợp thành ngữ âm hiện đại.

Hiện nay, con người chế tạo được máy biết nói với tên gọi “máy hợp thành ngữ âm thanh”. Máy không những nói được mà còn biết nghe, viết, đọc. Lắp vào trước cửa hoặc vào đồ dùng bằng điện, nó sẽ nhắc bạn đừng quên đóng cửa hoặc tắt đèn. Khi có kẻ trộm vào nhà, nếu trong nhà không có người, nó sẽ báo động và kêu cứu.

Vì sao nước mắt lại mặn?

10 câu hỏi và gợi ý trả lời dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những hiện tượng quen thuộc với cuộc sống con người.


Ngô Thái Ngọ

Theo New Scientist

Bạn có thể quan tâm