Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vì sao người Việt cổ xăm hình ghê rợn lên cơ thể?

Xăm mình là tập tục có từ rất lâu đời của người Việt. Tục này có từ khi nào? Trong buổi đầu của lịch sử, người Việt xăm hình gì lên người và nhằm mục đích gì?

Xam hinh anh 1

Câu 1: Tục xăm mình của người Việt có từ lúc nào?

  • Thời cổ đại
  • Thời Hùng Vương
  • Thời Bắc thuộc
  • Thời Trần

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tục xăm mình của người Việt có từ thời Hùng Vương.

 

Xam hinh anh 2

Câu 2. Vì sao người Việt cổ xăm hình lên người?

  • Bài trừ ma quỷ
  • Dọa thú dữ
  • Chống thủy quái
  • Vì tâm linh

Theo một số tài liệu xưa ghi lại, người Việt cổ xăm mình nhằm mục đích chống thủy quái.

Xam hinh anh 3

Câu 3. Người Việt cổ xăm hình gì lên người?

  • Hình thần linh
  • Hình thú dữ
  • Hình quỷ dữ
  • Hình thuỷ quái

Theo lệnh vua Hùng, người dân lấy màu xăm hình thủy quái vào người, từ đó không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có từ đó.

Xam hinh anh 4

Câu 4. Người Việt xăm hình thủy quái lên chỗ nào trên cơ thể?

  • Ngực
  • Lưng
  • Chân tay
  • Cả 3 đáp án trên

Theo từ điển Lễ tục Việt Nam, người Việt cổ từ 2.000-3.000 năm trước có tục xăm hình thủy quái (rồng, rắn) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay.

Xam hinh anh 5

Câu 5. Triều đại nào quy định hoàng tộc và những người phục dịch trong cung phải xăm lên người?

  • Ngô
  • Đinh
  • Tiền Lê
  • Trần

Nhà Trần quy định những người trong hoàng tộc, phục dịch triều đình buộc phải xăm hình lên thân thể, coi đó như luật lệ phải thi hành.

Xam hinh anh 6

Câu 6. “Sát Thát” là khẩu hiệu nổi tiếng được tướng sĩ của triều đại nào xăm lên mình?

  • Tiền Lê
  • Trần
  • Tây Sơn

Nhằm thể hiện quyết tâm giết giặc cứu nước, năm 1285, nhà Trần quy định tướng sĩ quân đội đều phải xăm lên mình hai chữ “Sát Thát” - giết quân Thát Đát (Mông Cổ).

Xam hinh anh 7

Câu 8. Quân đội của triều đại nào từng xăm lên trán 3 chữ "Thiên Tử Quân"?

  • Triều Lý
  • Triều Trần
  • Triều Tây Sơn
  • Triều Nguyễn

Dưới triều Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực chuyên bảo vệ xa giá đều phải xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử).

Xam hinh anh 8

Câu 7. Tục xăm mình của người Việt kéo dài đến thế kỷ nào?

  • Đầu thế kỷ XIII
  • Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV
  • Đầu thế kỷ XV
  • Đầu thế kỷ XX

Theo sách Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần, tục xăm mình của người Việt kéo dài đến cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ thứ XIV mới chấm dứt.

 

> Chủ đề: Những võ sư nổi tiếng trong lịch sử
Tục xăm mình của người Việt cổ Xăm mình là tập tục có từ lâu đời của người Việt.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Bấy giờ, dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua.

Vua nói: Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy, thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy".


Vua nào nước ta đánh tan 50 vạn quân của Tần Thủy Hoàng?

Theo sách "Hoài Nam Tử", Tần Thủy Hoàng từng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược nước ta. Cuối cùng, Đồ Thư bại trận, bị giết chết.

Dòng họ nào nhiều trạng nguyên nhất nước ta?

Lịch sử khoa bảng Việt Nam từ năm 1075 đến 1919 ghi nhận nhiều kỷ lục khác nhau như thủ khoa đầu tiên, trạng nguyên trẻ nhất, dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất.


Nguyễn Thanh Điệp

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm