Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhiều cặp vợ chồng Hàn Quốc không đăng ký kết hôn

Các cặp vợ chồng Hàn Quốc có thu nhập kép được cho gặp nhiều bất lợi hơn so với người độc thân khi đăng ký mua nhà và một số khoản vay.

Nhiều cặp vợ chồng Hàn Quốc không đăng ký kết hôn để dễ dàng đăng ký mua nhà, vay tiền hơn.

Choi đã làm đám cưới với một đồng nghiệp vào tháng 5 năm ngoái. Tuy nhiên đến hiện tại, cặp vợ chồng này vẫn chưa đăng ký kết hôn.

"Nếu còn độc thân trên giấy tờ, chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội sở hữu nhà hơn", Choi nói với Korea JoongAng Ilbo. Người đàn ông cho biết thêm nhiều cặp vợ chồng mới cưới khác mà anh biết cũng chưa nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Lý do chính khiến các cặp vợ chồng này quyết định duy trì tình trạng độc thân trên giấy tờ là vấn đề đăng ký mua nhà ở.

Hàn Quốc có một hệ thống phân bổ đặc biệt các căn hộ bán trước. Do giá bất động sản tăng vọt, phương pháp này được nhiều người xem là cách tiết kiệm chi phí nhất để mua một ngôi nhà mới.

Tuy nhiên, chỉ các cặp vợ chồng mới cưới có thu nhập kép hàng tháng dưới 140% thu nhập trung bình của hộ gia đình, hoặc thu nhập đơn dưới 130% mức trung bình mới có thể tham gia vào hệ thống phân bổ đặc biệt này.

Hiện tại, một cặp vợ chồng kiếm được 60 triệu won/người/năm (46.000 USD) sẽ không đủ điều kiện tham gia.

Trong khi đó, người độc thân có lợi thế hơn so với các cặp vợ chồng khi vay tiền mua nhà. Các gói như "khoản vay bước đầu" hay "khoản vay tổ ấm" cung cấp nhiều ưu đãi cho cho hộ gia đình một người có thu nhập dưới 60 triệu won/năm.

vo chong han quoc anh 1

Những bất lợi kể trên khiến các cặp vợ chồng mới cưới như Choi tiếp tục độc thân trên giấy tờ, ít nhất là cho đến khi có con. Ảnh minh họa: Reuters.

Tín dụng thuế thu nhập kiếm được (EITC) của Hàn Quốc, một khoản tín dụng thuế được hoàn lại cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, cũng có lợi cho người độc thân hơn. EITC được trao cho các hộ gia đình một người có thu nhập dưới 22 triệu won/năm (17.000 USD) và các cặp vợ chồng có thu nhập kép dưới 38 triệu won/năm (30.000 USD).

Năm 2019, tỷ lệ các cặp thu nhập kép nhận được tín dụng thuế là 6,5%, chỉ bằng 1/4 tỷ lệ người độc thân nhận được EITC.

Choi Seul-ki, giáo sư xã hội học tại Trường Quản lý và Chính sách Công KDI, cho biết: "Chính phủ có thể đã vội vàng kết luận rằng các cặp vợ chồng có thu nhập kép khá giả về mặt tài chính chỉ vì họ có nhiều nguồn thu nhập hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Nên có nhiều lợi ích hơn dành cho các cặp vợ chồng mới cưới để giải quyết vấn đề nhà ở, cũng như tỷ lệ kết hôn thấp".

Một cuộc khảo sát vào năm 2015 của Korea JoongAng Ilbo và công ty mai mối Duo cho thấy 3/10 cặp vợ chồng Hàn Quốc không đăng ký kết hôn ngay sau khi làm đám cưới. Những cuộc hôn nhân như thế này được gọi là "common-law marriage" (hôn nhân theo luật chung).

Hàn Quốc công nhận hôn nhân theo luật chung với 3 điều kiện chính: Cặp đôi đã chung sống với nhau trong một thời gian nhất định, đã công khai việc kết hôn và đã tổ chức đám cưới.

Hôn nhân 5 năm với 'vợ ảo' của người đàn ông Nhật Bản

Mỗi ngày đi làm về, Akihiko Kondo đều vừa mở cửa vừa nói vọng vào nhà: "Anh về rồi". Vợ anh không bao giờ đáp lời, nhưng điều đó vẫn khiến Kondo tự động mỉm cười.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm