Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao phải tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Sởi không phải là bệnh đặc trưng của trẻ em, những người chưa có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh.

TP.HCM sẽ sớm triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Ảnh: Duy Hiệu.

Thông tin trên được bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP.HCM chiều 7/11.

Bà Nga cho hay bất cứ người nào chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ liều đều có khả năng mắc sởi. Chính vì vậy, trong đợt dịch sởi này đã ghi nhận nhiều bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, không chỉ trẻ em.

Mặc dù bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, chiến dịch tiêm vaccine sởi của TP.HCM nhằm mục đích chống dịch, chỉ tiêm cho trẻ 1-10 tuổi. Lý giải về việc này, bà Nga cho biết theo giám sát dịch tễ nhóm trẻ ở độ tuổi này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số bệnh nhân. Đầu mùa dịch, tỷ lệ bệnh ở trẻ 1-10 tuổi lên đến 80%. Do đó, thành phố tập trung nguồn lực để tiêm chủng cho nhóm trẻ ở độ tuổi này.

Tuy nhiên, qua giám sát dịch tễ, càng về sau, bắt đầu ghi nhận ca bệnh ở ngoài độ tuổi 1-10. Trước tình hình này, Sở Y tế TP.HCM đã tham mưu UBND TP và xin ý kiến Bộ Y tế về nhóm độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi.

Ngày 30/10, UBND TP.HCM đã có công văn về việc mở rộng nhóm tiêm vaccine chống dịch sởi. Theo đó, thành phố sẽ bổ sung 2 nhóm người tiêm vaccine là người trong lớp học có ca mắc bệnh sởi tại các trường THCS và THPT.

Nhóm thứ hai là người chăm sóc bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bao gồm trẻ em và người lớn tại các cơ sở trợ giúp xã hội và các trại cai nghiện của Sở Lao động Thương binh Xã hội.

"Đây là những nhóm người được đánh giá có nguy cơ mắc bệnh trong vùng dịch. Những người này sẽ được tiêm chủng bằng nguồn vaccine chống dịch sởi của thành phố", Phó giám đốc HCDC nói.

Ngoài ra, trẻ dưới 9 tháng tuổi cũng là nhóm có xu hướng ca bệnh tăng nhanh trong những tuần gần đây. Sở Y tế đã có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này. Ngày 7/11, Bộ Y tế đã có công văn đồng thuận cho TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.

Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, khi trẻ đủ 9 tháng tuổi thì được tiêm vaccine sởi mũi đầu tiên. Tuy nhiên, thành phố đang trong vùng dịch sởi và số ca mắc bệnh ở nhóm tuổi này đang chiếm tỷ lệ cao.

Thêm nữa, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chúng ta phải tiêm một mũi vaccine sởi cho nhóm trẻ ở độ tuổi này như một trong những biện pháp tăng cường trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Mũi vaccine sởi này được tính là "mũi 0", tức là tiêm để chống dịch. Để đảm bảo miễn dịch đầy đủ, bền vững, những trẻ được tiêm "mũi 0" khi đủ 9 tháng tuổi vẫn phải được tiêm theo đúng lịch Tiêm chủng mở rộng.

Sắp đến, Sở Y tế TP.HCM sẽ có bước chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.

"Vaccine sởi là vũ khí chính để chống sởi nhưng không phải là vũ khí duy nhất, chúng ta cần áp dụng thêm những biện pháp dự phòng không dùng thuốc khác như người bị bệnh hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, vệ sinh tay", bà Nga chia sẻ.

Một trong những đặc điểm lớn nhất của bệnh sởi là trước khi phát ban sẽ có triệu chứng viêm hô hấp, bệnh sởi có thể lây ở giai đoạn này. Do đó, mọi người hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị viêm hô hấp.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Hắt hơi sổ mũi có nên dùng kháng sinh?

Hắt hơi sổ mũi gây khó chịu và nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nên làm gì khi bị hắt hơi sổ mũi?

Cách nhỏ thuốc khi bị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.

Có cách nào uống rượu ít gây hại cho cơ thể?

Do tính chất công việc nhiều người thường xuyên phải sử dụng rượu, bia, dưới đây là cách dùng đồ uống này ít gây hại cho cơ thể nhất bạn có thể tham khảo.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm