Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao quán bar trong phim lý tưởng hơn ngoài đời?

Có thể quán bar ngoài đời thực sẽ không đẹp như trong phim và như bạn vẫn nghĩ.

Quá sáng: Quán bar trong phim đôi khi sáng bừng như cửa hàng bán đèn điện vậy. Nếu chúng ta ai cũng “đẹp trai xinh gái” như Ryan Gosling hay Emma Stone trong Crazy Stupid Love thì có lẽ cũng rất hào hứng. Chỉ đáng tiếc là chẳng được như vậy, nên tốt nhất cứ để ánh sáng nhấp nháy lóa mắt hay camera 360 cứu vãn cuộc chơi.

Quá to: Bar ở ngoài đời vừa chật lại vừa đông, nhưng bar trong phim thì to như phòng tập gym. Tiêu biểu như trong Pulp Fiction, khi hai nhân vật chính sau cơn say bí tỉ thì được dọn sẵn cho cả một sân khấu để khiêu vũ cùng nhau.
Quá yên tĩnh: Không phải lúc nào các quán bar cũng ồn ào. Nhưng ngay cả trong những thời điểm yên ả nhất, một quán bar ngoài đời thực cũng vẫn có tiếng nhạc xập xình hay tiếng người cười nói. Thế nhưng có những quán bar khá yên tĩnh, chẳng hạn như trong Good Will Hunting, ở cảnh hai nhân vật đang trò chuyện trong bar, âm nhạc bỗng như tắt hẳn, mọi người im thin thít để hai nhân vật chính có thể nói từ tốn mà không cần hét vào tai nhau.
Quá sạch / Quá bẩn: Quán bar ngoài đời thực thường xuyên được dọn vệ sinh, nhưng điều đó cũng không thể khiến nó láng bóng như gian chính của một tòa lâu đài được. Và quán bar ngoài đời thực cũng không bao giờ quá bẩn, như những gì được thể hiện trong một số bộ phim hành động Hollywood.
Quán bar toàn “dị nhân”: Ngoại trừ nhân vật chính ra, quán bar trong phim ảnh tập hợp đủ thể loại, từ cặn bã xã hội, những tên dâm tặc, thành phần vô công rỗi nghề, bợm nhậu… nói chung mọi thành phần xấu xa nhất của một vùng.
Bảo vệ quán bar quá hung hãn: Ở ngoài đời thực, người bảo kê tại các quán bar thường là những thanh niên có ngoại hình bình thường, phần lớn họ đều ăn mặc lịch sự và lễ độ. Trái lại, bảo vệ của quán bar trong phim thường là những gã to lớn vạm vỡ với khuôn mặt cau có sẵn sàng đá bạn ra khỏi quán bất cứ lúc nào.
Mọi người ưa đánh nhau: Không đâu trên phim dễ diễn ra một trận ẩu đả hơn là một quán bar. Nếu hai nhân vật đang nói chuyện bỗng xảy ra mâu thuẫn, mọi người sẵn sàng dịch ra hai bên để cả hai tiện bề “thi triển võ công”.
Khách hàng muốn “làm gì cũng được”: Quán bar ngoài đời thực có những hạn chế nhất định về hành vi của khách đến quán và không phải họ cứ muốn làm gì thì làm. Quán bar trong phim có vẻ thoáng hơn, mọi người có thể “xõa” theo ý mình, có thể hút thuốc, có thể nhảy múa trên bàn hay chọc ghẹo khách khác, chẳng ai cản bạn.
Những gã ăn mặc lịch thiệp không quỷ thì cũng ma cà rồng: Hẳn khi xem phim kinh dị về ma cà rồng, cảnh nhân vật chính vào một quán bar để tìm diệt những sinh vật cõi âm này hoàn toàn không hiếm. Đặc điểm nhận dạng là trong một không gian ồn ào thác loạn, chúng ngồi một góc tối riêng, mặc comple thanh lịch và điềm tĩnh nhâm nhi rượu. Blade, Fright Night, I Frankenstein… và nhiều tựa phim khác gần như không thể thiếu một quán bar.

http://www.tiin.vn/chuyen-muc/phim/vi-sao-quan-bar-trong-phim-ly-tuong-hon-ngoai-doi.html

Theo Phúc Logic/ Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm