Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao tuyên bố 'đại dịch Covid-19 đã chấm dứt' bị chỉ trích

Lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Biden cho thấy sự lạc quan trước tình hình hiện tại, song, thực tế vẫn rất khốc liệt.

Nhiều nơi có vẻ đã quay trở lại cuộc sống bình thường nhưng ảnh hưởng của Covid-19 vẫn kéo dài. Ảnh: Berkeley Health.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden “đại dịch đã qua” vấp phải nhiều chỉ trích. Một số chuyên gia cho rằng thông điệp này đưa đưa ra quá sớm và phản tác dụng. Nhưng với nhiều người Mỹ từ lâu đã quay lại các hoạt động trước khi Covid-19 xuất hiện và đang buộc phải trở lại văn phòng, nhận xét này có thể đúng, theo CNN.

Nó cũng dẫn đến một câu hỏi đau đầu mà gần 4 năm chúng ta chưa có lời giải. Đó là như thế nào gọi là “trở lại bình thường”, như thế nào gọi là “đại dịch kết thúc”.

Sức khỏe cộng đồng không phải chỉ là "có" hoặc "không"

Theo bà Lisa Miller, chuyên gia về dịch tễ học, Cơ sở Y tế Đại học Colorado Anschutz, Tổng thống Biden đã trả lời câu hỏi “liệu đại dịch có kết thúc hay không” là có. Nhưng đây không phải vấn đề đơn giản như vậy.

Đúng là nhờ khả năng miễn dịch rộng rãi từ vaccine và tự nhiên, Mỹ đang ở vị trí rất khác so với thời điểm cách đây một năm. Nhưng với tư cách là một nhà dịch tễ học, bà Lisa Miller cho rằng con số 350-400 ca tử vong ở Mỹ mỗi ngày và hàng trăm ca tử vong mỗi tuần ở các quốc gia khác vẫn tạo thành đại dịch.

“Tôi hiểu ông Biden cần phải đối mặt với tư cách là người của công chúng, cố gắng nói một cách ngắn gọn đất nước đang ở đâu và mang đến một số hy vọng, trấn an. Nhưng các chuyên gia y tế công cộng vẫn đang ở trong tình huống không ai đoán trước được virus sẽ biến đổi và phát triển như thế nào. Những đột biến này có thể làm cho virus ít nguy hiểm hơn, nhưng cũng có thể là biến chủng tiếp theo gây hại hơn”, bà Lisa nói.

Covid-19 vẫn gây ra nguy cơ đáng kể, diễn ra toàn cầu. Nhưng đại dịch hay hết đại dịch, vấn đề quan trọng chính là tiếp tục đầu tư vào phát triển các loại vaccine cải tiến, tăng cường sự sẵn sàng của hệ thống y tế, y tế công cộng. Khi Covid-19 tiếp tục lây lan, rủi ro xảy ra khi những người ra quyết định đánh mất các mục tiêu quan trọng này.

dai dich cham dut anh 1

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 miễn phí ở Washington, D.C., ngày 20/12/2021 Ảnh: Reuters.

Nền kinh tế có trở lại bình thường mới?

Phó giáo sư Kinh tế William Hauk, Đại học South Carolina, Mỹ, đã đưa ra nhận định về tác động của đại dịch Covid-19 với nền kinh tế và ảnh hưởng kéo dài của nó.

Theo vị chuyên gia này, tin tốt là tác động tồi tệ nhất mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế đã kết thúc. Sau khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức 14,7% vào tháng 4/2020, con số này đã hạ xuống mức dưới 4% trong cả năm 2022. Đáng chú ý, trong báo cáo việc làm tháng 8, tổng số công nhân có việc làm ở Mỹ lần đầu tiên vượt qua mức cao nhất từng ghi nhận trước đại dịch.

Thị trường lao động phần lớn đã phục hồi, song, vẫn còn những gợn sóng kinh tế từ đại dịch mà Mỹ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Chuỗi cung ứng trong một số lĩnh vực chính như chip máy tính vẫn gặp khó khăn. Theo phó giáo sư William Hauk, các vấn đề địa chính trị cũng sẽ tiếp tục gây nhiều vấn đề. Do đó, sự phục hồi hoàn toàn có thể không đạt được ngay và thậm chí là cản trở nỗ lực chống lạm phát cao hơn.

Ngoài ra, nhiều người Mỹ có thể đang đánh giá lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống do hậu quả của đại dịch. Các con số tổng hợp về lực lượng lao động cho thấy nhân viên bỏ việc có thể tạo ra làn sóng mới trong nhân sự. Tuy nhiên, sự gia tăng của xu hướng "nghỉ việc trong im lặng" khiến nhiều người cho rằng người lao động không còn động lực thúc đẩy họ làm việc nhiều như trước khi có Covid-19.

Với những đặc điểm như vậy, theo ông William Hauk, chúng ta không còn ở tình trạng khẩn cấp nhưng sự "bình thường" mà chúng ta đang trở lại có thể theo chiều hướng khác đi so với thế giới trước Covid-19.

dai dich cham dut anh 2

Toàn cảnh Quảng trường Thời đại của thành phố New York ngày 18/3/2020. Ảnh: Jose Perez/bauer-griffin.

Đại dịch làm trầm trọng thêm bất bình đẳng của ngành giáo dục

Giáo sư Wayne Au, Đại học Washington, cho rằng phần lớn trường công đã quay trở lại hoạt động "bình thường" và không bắt buộc đeo khẩu trang. Song những sang chấn do đại dịch gây ra khiến ngành giáo dục đang đối mặt vấn đề rất lớn.

Nhiều học sinh chịu đựng sự mất mát của người thân, bạn bè, tác động của hậu Covid-19, sự cô lập, lo lắng do cha mẹ mất việc, tiếp cận chăm sóc sức khỏe không bình đằng. Những sang chấn bên trong khiến lớp học sinh hiện tại trở lại trường với tâm lý khác.

Nhiều sinh viên đang phải học lại cách đối diện với nhau ở xã hội thực. Chưa kể, học sinh trong các gia đình có thu nhập thấp vẫn phải tìm cách khắc phục hậu quả khi không được tiếp cận bình đẳng với nguồn lực, công nghệ trong thời gian học online.

Khoảng cách về kết quả giáo dục hiện nay cũng như trước đại dịch và có những điểm giao nhau giữa chủng tộc, giai cấp và di cư. Theo cách tương tự, đại dịch đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng kinh tế xã hội nói chung, nó cũng làm gia tăng bất bình đẳng giáo dục vốn đã tồn tại.

Ngoài ra, đại dịch cũng dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực trên khắp nước Mỹ, gây bất ổn định ngày càng tăng cho việc học tập trong trường học và lớp học.

Những vấn đề này sẽ tiếp tục leo thang và có thể ảnh hưởng đến sinh viên - chủ yếu nhóm có thu nhập thấp - trong nhiều năm tới.

Ngày thứ hai liên tiếp Việt Nam không có ca tử vong vì Covid-19

Trung bình trong 7 ngày qua, số ca tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam là một người.

Ông Biden tuyên bố 'đại dịch kết thúc' nhưng thực tế vẫn khốc liệt

Tổng thống Biden cho rằng "đại dịch Covid-19 đã kết thúc" nhưng số người chết và ảnh hưởng của nó không hề cho thấy điều này.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm