Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vị thám hoa nào của nước ta biết đọc, viết từ 2 tuổi?

Nước ta từng xuất hiện những người đỗ thám hoa rất giỏi. Có người biết đọc, viết lúc mới 2 tuổi, có người được phong “lưỡng quốc thám hoa”.

Tham hoa anh 1

Câu 1. Ai được xem là vị thám hoa đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta?

  • Lê Văn Hưu
  • Trương Hanh
  • Đặng Ma Lai
  • Vương Hữu Phùng

Vương Hữu Phùng, người huyện Đan Phượng, lộ Quốc Oai (Hà Nội ngày nay), được xem là vị thám hoa đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước ta. Ông đỗ thứ 3 trong kỳ thi năm 1246 thời nhà Trần.

Tham hoa anh 2

Câu 2. Vị Thám hoa nào của nước ta biết đọc, viết lúc mới 2 tuổi?

  • Phạm Quang Tiến
  • Ngụy Khắc Đản
  • Trương Phóng
  • Nguyễn Hữu Nghiêm

Phạm Quang Tiến là người tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Lúc 2 tuổi, Phạm Quang Tiến đã được mẹ dạy viết chữ. Bà viết một dòng rồi đốt luôn bắt con đọc lại, Phạm Quang Tiến vẫn đọc tường tận. Đến khi đi học, cứ đọc xong một trang sách, ông lại đốt đi và khi đọc lại thì không thiếu chữ nào.

Tham hoa anh 3

Câu 3. Vị thám hoa đầu tiên có chuyến xuất ngoại sang phương Tây?

  • Vũ Phạm Hàm
  • Nguyễn Minh Triết
  • Ngụy Khắc Đản
  • Trương Phóng

Ngụy Khắc Đản quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 1856, ông đỗ thám hoa. Đến năm 1863, ông được cử làm bồi sứ sang Pháp, trở thành vị thám hoa đầu tiên xuất ngoại sang trời Tây.

Tham hoa anh 4

Câu 4. Ai là thám hoa trẻ tuổi nhất lịch sử khoa cử nước ta?

  • Đặng Ma La
  • Nguyễn Hiền
  • Lê Văn Hưu
  • Lê Quý Đôn

Đặng Ma La đạt được danh hiệu này tại kỳ thi Đại tỷ năm 1247 dưới thời nhà Trần. Lúc đó, ông mới chỉ 14 tuổi.

Tham hoa anh 5

Câu 5. Ai là thám hoa lớn tuổi nhất?

  • Nguyễn Minh Triết
  • Phan Kính
  • Đinh Lưu
  • Giang Văn Minh

Giang Văn Minh là người lớn tuổi nhất đạt được danh hiệu thám hoa tại khoa thi năm 1628 dưới thời vua Lê Thần Tông. Sau này, ông đi sứ nhà Minh và để lại giai thoại nổi tiếng “sứ thần bất nhục mệnh vua" - thà bị giết chứ không để nhục mệnh vua.

Tham hoa anh 6

Câu 6. Vị thám hoa nào dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

  • Quách Đình Bảo
  • Phan Kính
  • Hoàng Sầm
  • Đặng Thì Thố

Quách Đình Bảo người Thái Thụy, Thái Bình ngày nay, đỗ thám hoa tại khoa thi Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy dựng toàn bộ 8 bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để khắc tên những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1484.

Tham hoa anh 7

Câu 7. Thám hoa có trí nhớ siêu việt, từng được phong là “lưỡng quốc khôi nguyên”?

  • Nguyễn Đăng Đạo
  • Nguyễn Đăng Cảo
  • Hoàng Sầm
  • Nguyễn Quý Đức

“Lưỡng quốc khôi nguyên” chính là biệt danh mà hoàng đế nhà Thanh đã phong cho thám hoa Nguyễn Đăng Cảo. Ông vốn người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đỗ thám hoa năm 1646 dưới đời vua Lê Thần Tông.

Tham hoa anh 8

Câu 8. Ai là người duy nhất trong sử Việt được phong “lưỡng quốc thám hoa”?

  • Mạc Đĩnh Chi
  • Nguyễn Trực
  • Nguyễn Đăng Đạo
  • Phan Kính

Thám hoa Phan Kính người huyện Can Lộc, Hà Tĩnh ngày nay. Ông đỗ thám hoa ở khoa thi Quý Hợi (1743). Năm 1760, khi đi sứ sang Trung Quốc, vua Càn Long vì phục tài của ông đã phòng cho ông là “Lưỡng quốc Đình nguyên”.

Tham hoa anh 9

Câu 9. Vị Thám hoa nào để lại hơn 40 bộ sách về văn học, sử học, y học và địa lý?

  • Nguyễn Huy Oánh
  • Nguyễn Quý Đức
  • Vũ Quang Hàm
  • Quách Đình Bảo

Nguyễn Huy Oánh quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, là vị thám hoa để lại tới hơn 40 bộ sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lịch sử khoa bảng, không có vị thám hoa nào có thành tích tương tự.

Tham hoa anh 10

Câu 10. Vị thám hoa từng giữ chức vụ cao nhất trong triều đình phong kiến?

  • Đặng Ma La
  • Phan Kính
  • Nguyễn Quý Đức
  • Giang Văn Minh

Nguyễn Quý Đức người huyện Từ Liêm, Hà Nội, là vị thám hoa từng giữ chức vụ cao nhất trong triều đình phong kiến. Sau khi thi đỗ trong kỳ thi năm 1676 thời vua Lê Hy Tông, ông ra làm quan và thăng dần tới chức Đô ngự sử rồi Tham tụng (tể tướng), tước Liêm quận công, hàm Thái phó.

Vua Hàm Nghi giấu 1.000 thùng vàng ở đâu?

Tương truyền, sau khi ra khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi mang theo rất nhiều vàng bạc châu báu. Đến nay, bí mật về kho vàng của nhà vua vẫn chưa được giải đáp.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm