Câu 1: Vua nào của nước ta từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 (năm 1285), Nguyên soái Toa Đô của địch bị quân ta chặt đầu ở Tây Kết. Khi thủ cấp được dâng lên, vua Trần Nhân Tông thương hại nói: "Người làm tôi phải nên như thế này. Rồi cởi áo đắp cho, sai quân đem liệm chôn". |
Câu 2. Hành động của vua Trần Nhân Tông về sau đã được nhà sử học nào hết lời ca ngợi?
Hành động của vua được sử thần Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê nhận xét: "Thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm". |
Câu 3. Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của nhà Trần?
Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 của triều đại nhà Trần, con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông, vua lên ngôi khi chưa đầy 20 tuổi, trị vì từ năm 1278 đến năm 1293 thì nhường ngôi cho con để đi tu. |
Câu 4. Sau khi nhường ngôi cho con trai, vua Trần Nhân Tông đi tu ở đâu?
Sau khi nhường ngôi cho con, cuối năm 1299, vua đến tu tại chùa Trúc Lâm ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà. Tại đây, ông đã lập nên phái Thiền của Phật giáo Việt Nam. Sau khi viên tịch, vua được suy tôn là Phật hoàng. |
Câu 5. Vua nào của Chiêm Thành trở thành con rể của vua Trần Nhân Tông?
Sau chuyến đi chơi Chiêm Thành năm 1304, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã gả con gái cho vua Chiêm Thành là Chế Mân, dù lúc đó Chế Mân đã ngoài 80 tuổi. |
Câu 6. Công chúa nào của Trần Nhân Tông được gả cho Chế Mân?
Năm 1306, công chúa Huyền Trân chính thức vào làm dâu Chiêm Thành, đổi lại vua Chế Mân cũng dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay) cho Đại Việt để làm quà cưới. |
Câu 7. Vị vua nào từng suýt bị Trần Nhân Tông phế bỏ vì say rượu?
Trần Anh Tông là hoàng đế thứ 4 của nhà Trần, ông là con trai trưởng, được vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho năm 1293. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngày mới lên ngôi, do thường xuyên say xỉn, Trần Anh Tông suýt bị Thượng hoàng Trần Nhân Tông phế bỏ, may có Đoàn Nhữ Hài xin cho. Từ đó, Anh Tông tu chỉnh, chăm lo trị nước. |
Câu 8. Trần Nhân Tông là tác giả của tác phẩm nào?
Trần Nhân Tông là vị vua tài giỏi trên nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thi ca, đạo trị nước, phật pháp... Sinh thời ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, mang nặng triết lý của đạo Phật như Tăng già soái tự (chuyện vụn vặt của sư tăng), Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá), được vua Trần Anh Tông cho chép vào Đại Tạng kinh để lưu hành, (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm), Trung Hưng thực lục (ghi chép về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên). |