Câu 1: Vua nào được hậu thế ghi nhận là hay chữ nhất triều Hậu Lê?
Lê Thánh Tông được sử sách đánh giá là vị vua hay chữ nhất của nhà Hậu Lê. Ông nổi tiếng ham học, sáng tác nhiều thơ văn. |
Câu 2: Lê Thánh Tông từng để lại sáng tác văn học nổi tiếng nào?
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", vua Lê Thánh Tông đứng đầu hội Tao Đàn, tập hợp những nhà thơ tiêu biểu nhất thời bấy giờ. Cá nhân ông để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó có 3 tác phẩm trên. |
Câu 3: Núi Bài Thơ ở tỉnh nào từng khắc bài thơ của Lê Thánh Tông?
Núi Bài Thơ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây từng là nơi khắc ghi bài thơ của vua Lê Thánh Tông trên vách đá năm 1648. Từ đó, ngọn núi này được gọi là núi Bài Thơ. |
Câu 4: Chúa Trịnh nào cũng có bài thơ khắc ghi trên núi Bài Thơ?
Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Cương cũng từng cho khắc một bài thơ của mình lên ngọn núi này. |
Câu 5: Vị vua nhà Trần nào rất giỏi văn thơ?
Trong số các đời vua triều Trần, phật hoàng Trần Nhân Tông giỏi văn thơ nhất. Ông được xem là nhà thơ, nhà văn hóa tiêu biểu của Đại Việt thời trung đại. |
Câu 6: Tên tác phẩm văn học của Trần Nhân Tông?
Trần Nhân Tông có rất nhiều sáng tác, tiếc rằng phần lớn tác phẩm của ông đều đã bị thất lạc, chỉ còn 32 bài thơ được chép trong "Thánh đăng ngũ lục". Cả 3 tác phẩm trên đều là những sáng tác của vua Trần Nhân Tông. |
Câu 7. Vua nào giỏi thơ văn nhất triều Nguyễn?
Vua Tự Đức được sử sách ghi nhận là người giỏi thơ văn nhất triều Nguyễn. Theo một số tài liệu, trong đời mình, Tự Đức từng sáng tác tới 3.000 bài thơ. Vua Tự Đức rất tự hào về tài thơ phú của mình, thường vận dụng thơ ca vào công việc hàng ngày như đối đáp, xử án, ban thưởng. |
Câu 8: Vì sao vua Tự Đức không có con nối dõi?
Giỏi thơ phú, có tới 103 vợ nhưng do mắc bệnh từ nhỏ, thân thể vua Tự Đức yết ớt, không thể sinh con. Đến cuối đời, vua không có con nối dõi, phải tự lập bia một cho mình. |