Một đồng nghiệp của tôi mắc viêm gan B. Xin hỏi viêm gan B lây truyền qua những con đường nào, và làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?
ThS.BS Nguyễn Quốc Chinh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)
Viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm bệnh, như máu, tinh dịch, hoặc dịch âm đạo.
Các con đường lây nhiễm phổ biến bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt ở nam giới quan hệ đồng giới; sử dụng chung bơm kim tiêm, thường thấy trong nhóm người tiêm chích ma túy; hoặc tiếp xúc với máu không được sàng lọc khi hiến máu.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhiễm bệnh từ mẹ nếu mẹ mắc viêm gan B trong lúc sinh. Bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, nếu dính máu của người bệnh. Tuy nhiên, viêm gan B không lây qua sữa mẹ, cũng không lây qua tiếp xúc thông thường như dùng chung bát đĩa, ôm, hôn, hay nắm tay.
Để phòng tránh, nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ ngay từ khi sinh, đặc biệt trẻ sơ sinh cần tiêm trong 24 giờ đầu để ngăn lây từ mẹ. Ngoài ra, cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm, và đảm bảo vệ sinh cá nhân.
Nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn lây, hãy xét nghiệm và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để xử lý kịp thời, tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Bản năng làm mẹ, bản lĩnh nuôi con
Khi bước vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và thấy hoang mang, không biết làm thế nào khi con gặp vấn đề. Cuốn sách này được viết bởi được viết bởi bác sĩ Nhi khoa Aubrey Hargis, mang tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.