Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Viêm xoang dị ứng: Bệnh khó chữa khi giao mùa

Viêm mũi xoang dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi vào thời điểm giao mùa. Người bệnh cần nắm được những lưu ý cần thiết để phòng và chữa trị hiệu quả.

Viêm mũi xoang dị ứng là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, còn gọi là các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, bụi gỗ và một số loại vi khuẩn...

Những biểu hiện của viêm mũi xoang dị ứng thường gặp là hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc đục vàng, ngứa, đau nhức vùng mũi, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa, chảy nước mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp hàng ngày.

Trong chương trình Câu chuyện y học với chủ đề Liệu pháp điều trị viêm mũi xoang dị ứng, thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng - nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Khoa học Điều dưỡng và Phục hồi Chức năng - đã chia sẻ với khán giả cái nhìn khái quát về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất.

Liệu pháp điều trị viêm mũi xoang dị ứng Người bị viêm mũi xoang dị ứng nên tránh khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm.

Theo ông Hưng Củng, viêm xoang dị ứng là bệnh miễn dịch dị ứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có các tác động từ bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn, thay đổi thời tiết...

Các loại thuốc Tây y như kháng sinh, giảm tiết, kích ứng ngoài có tác dụng nhanh nhưng đồng thời mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, người bệnh có thể tìm tới những thảo dược thiên nhiên như chất cucumin trong củ nghệ vàng. Đây là hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh, giảm xung huyết, xuất tiết, giảm các yếu tố tổn thương, giúp mau lành vết thương, tăng sức chịu đựng với dị nguyên.

Viêm mũi xoang dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khó điều trị. Một phần nguyên nhân nằm ở cơ địa của mỗi người.

Để phòng và điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng, người bệnh cần lưu ý:

- Tránh hít luồng khí lạnh, khô, giữ ấm khi ra ngoài trời lạnh, mưa.

- Tránh khói thuốc lá, không khí ô nhiễm.

- Nên có khẩu trang khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên.

Người bệnh cũng nên chích ngừa cúm hàng năm, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Ngoài ra, cần vệ sinh mũi thường xuyên bằng các dung dịch xịt mũi có nguồn gốc thảo dược để giúp mũi luôn sạch sẽ, thông thoáng; cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. 

Tiểu Uyên (Theo VTV)

Bạn có thể quan tâm